Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu; công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy hướng đi nào sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển". Các vị khách mời tham gia chương trình: 1. Tiến sỹ Hoàng Thị Thu Duyến, Giảng viên chương trình Nông nghiệp và Biến đổi khí hậu Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Khoa học ứng dụng về giải pháp kỹ nghệ, cố vấn trưởng dự án Nông nghiệp hiện đại, bền vững Afotech Việt Nam. 3. Ông Vũ Đình Mười, chủ tịch HĐQT Công ty CP Mộc Linh Việt Nam.
Hoạt động sân khấu chuyên nghiệp ở Quảng Ninh được hình thành sau 1 năm giải phóng vùng mỏ. 65 năm qua, các đoàn nghệ thuật đã xây dựng được các thế hệ diễn viên, nghệ sỹ với nhiều tác phẩm từng vang bóng trong làng sân khấu cả nước. Trong công cuộc hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa như hiện nay, các nghệ sỹ sân khấu ở Quảng Ninh lại có chung 1 nỗi niềm về sự đầu tư của nhà nước và ngành văn hóa, đem lại làn gió mới cho sân khấu vùng mỏ.
Theo TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ liên tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, đêm và sáng nhiệt độ giảm sâu, trời rét buốt; vùng núi rét đậm, rét hại, vùng núi cao khả năng có sương muối, băng giá. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và vật nuôi, cây trồng. Ứng phó với diễn biến này như thế nào và cần chú ý điều gì? Bài học kinh nghiệm nào ứng phó với rét đậm, rét hại trong mùa đông năm nay. Câu chuyện thời sự hôm nay bàn nội dung này với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT.
Hôm nay (13/12), chính thức diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của ngành ngoại giao. Trong một tuần làm việc, các hội nghị sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, đề xuất những phương hướng mới trong công tác đối ngoại với phương châm ngoại giao tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước... Trước thềm Hội nghị ngoại giao lần thứ 31, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc và hội nghị Đối ngoại toàn quốc, chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp nổi bật của hoạt động đối ngoại nhân dân thời gian qua cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
- “Con nuôi biên phòng” viết tiếp giấc mơ đến trường cho học sinh hoàn cảnh khó khăn.- Cô giáo xung phong lên vùng khó dạy học. - Bài hát "Tình biển" ca ngợi tình yêu của người lính Hải quân. - Hiểu về công việc của người lính không quân hải quân.
Sau hơn 1 năm kể từ ngày xảy ra trận sạt lở núi kinh hoàng, đến nay, hàng trăm hộ dân ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng đã dọn về ở trong những ngôi nhà mới. Với bà con nơi đây, ký ức đau buồn về thảm họa thiên tai khó có thể nguôi ngoai. Nhưng, bỏ qua những đau thương, mất mát ấy, mọi người đang gượng dậy ổn định cuộc sống tại những ngôi làng mới.
Xác định phát triển, hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ những năm đầu mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này. Đến nay, hàng loạt dự án kết nối giao thông quan trọng giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã dần hình thành, đảm bảo giao thông thông suốt, kết nối và phát huy, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong vùng.
Ngay sau khi bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” (ngày 05/12), hôm qua (06/12) Diễn đàn lớn nhất về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được tổ chức với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”. Tham dự và chỉ đạo tại các diễn đàn này, người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ đều nhấn mạnh những tác động của đại dịch covid-19 là chưa có tiền lệ, vì thế “Trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá”; “Bối cảnh đặc biệt, cần tầm nhìn, hành động, giải pháp đặc biệt”. Vậy, đâu là những giải pháp đột phá, giải pháp đặt biệt để đưa nền kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững trước các tác động của đại dịch covid-19 chưa có tiền lệ? Bình luận của nhà báo Nguyên Long.
Các huyện biên giới thuộc khu vực miền Đông của Quảng Ninh được gọi là vùng "5 nhất" (điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, kinh tế phát triển chậm nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, thu nhập thấp nhất, chất lượng nhân lực thấp nhất.) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng nghị quyết 06, đưa ra các nhóm nhiệm vụ giải pháp cụ thể góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt của vùng đất này.
- Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững - ASEAN bảo vệ cạnh tranh, ứng phó trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)