Việc đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày để các y bác sỹ có đủ sức khỏe làm việc, từng bước đẩy lùi Covid là điều được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, bếp trưởng Phạm Tuấn Hải, giám khảo chương trình Master Chef Việt Nam và những đầu bếp có tay nghề cùng Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội đã cùng góp sức chế biến những suất ăn ngon, đủ dinh dưỡng để tiếp sức cho các y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19. Những suất ăn tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng sẽ phần nào làm ấm lòng những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và cũng là tấm lòng của những “hậu phương” luôn hướng về “tiền tuyến”. Cùng nghe những chia sẻ của Bếp trưởng Phạm Tuấn Hải, người đã cùng Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội và các nhà tài trợ đưa các xuất ăn yêu thương đến các y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch.
Nhóm thiện nguyện Ấm “sưởi ấm” những mảnh đời bất hạnh- Đừng tạo áp lực cho con bằng kỳ vọng của cha mẹ
Cùng với các lực lượng y tế, công an, quân đội…, những người làm báo luôn có mặt nơi tuyến đầu. Ở đâu có hoạt động chống dịch, ở đó có các phóng viên báo chí, kể cả những nơi rủi ro nhất. Trong tình thế đó, những người làm báo lo nghĩ gì, băn khoăn gì hay lấy động lực từ đâu để tác nghiệp?
Bắc Giang đã trải qua những ngày khó khăn khi là tâm điểm của dịch bệnh. Thế nhưng, cùng với sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của đồng bào cả nước và nơi tuyến đầu có những con người luôn quyết tâm, sẵn sàng vì nhiệm đã cơ bản không chế được bệnh dịch, từng bước đem lại cuộc sống an toàn cho người dân. Đặc biệt, với những người làm nhiệm vụ tại các khu cách ly đặc biệt luôn rình rập những rủi ro tiềm ẩn là có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với nhiệm vụ và trách nhiệm cộng đồng, nhiều người đã vượt qua và cảm thấy hạnh phúc khi đã góp một phần nhỏ trong việc từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Chia sẻ của thiếu tá Trần Mạnh Hiếu, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang, người đã hơn 1 tháng qua trực, làm nhiệm vụ ở điểm cách ly Trường mầm non Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung được công việc của những người nơi tuyến đầu chống dịch.
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ?- Những sinh viên ngành y nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19.- Bầu cử tổng thống Iran bước vào giai đoạn nước rút.
Hơn một năm qua, khi dịch Covid-19 bùng phát ở khắp nơi trên thế giới thì nhiệm vụ của đội ngũ y, bác sĩ càng nặng nề hơn. Tại thành phố Đà Nẵng, đã có lúc những nhân viên y tế kiệt sức vì cường độ làm việc quá nhiều, nhưng chưa một ai rời bỏ nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Họ là những “đoá hoa” đẹp dung dị giữa đời thường, hết lòng vì người bệnh. Bài viết của nhóm phóng viên tại miền Trung.
Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều. Có được những kết quả bước đầu khả quan như hiện nay, sự đóng góp của các y bác sĩ tuyến đầu, của mỗi người dân và của những người bạn nước ngoài ở chính tâm dịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng chính nhờ những biện pháp đồng bộ, hiệu quả trên toàn TP Đà Nẵng nên dịch Covid-19 tại đây đã được kiểm soát. Sự chung tay của cả nước đã giúp địa phương này vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, vượt lên tất cả những khó khăn đặc thù, trong đó có cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, các y, bác sĩ và nhân viên y tế - những người nơi tuyến đầu chống dịch tại Đắk Lắk đang tạm gác lại cuộc sống riêng tư, ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Bài viết của Nam Trang, Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên đề cập nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Hơn 4 tháng qua, sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch Covid-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong những ngày ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm. Trong guồng quay của dịch bệnh, bác sĩ, y tá và các điều dưỡng viên không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Chị Bùi Thị Kim Huệ, điều dưỡng trưởng Phòng khám đa khoa Quang Hà, thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những người như vậy. Trong chuyên mục Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc với “người anh hùng thầm lặng” trong những ngày trên tuyến đầu chống dịch này.
- Hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.- Doanh nhân Singapore cung cấp bữa ăn miễn phí cho lao động nhập cư khó khăn trong dịch Covid-19.- Giới thiệu về cuốn sách “Máy móc, nền tảng, cộng đồng” của hai tác giả Andrew McAfee & Erik Brynjolfsson.- Câu chuyện của nữ điều dưỡng những ngày trên tuyến đầu chống dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)