“Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa nhằm đánh lạc hướng dư luận vừa nhằm đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa đầy tham vọng”. Đó là nhận định của chuyên gia nghiên cứu Biển Đông ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN. Hành động của Trung Quốc đã khiến giới nghiên cứu lo ngại về những bước đi tiếp theo của nước này trên biển Đông. Tiếp theo loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, có cuộc trao đổi với ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương về những nội dung này:
- Thảo luận báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm qua, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vẫn còn tình trạng người đứng đầu bộ, ngành, cơ quan, địa phương, tập đoàn chưa quan tâm đúng mức tới công tác phòng chống lãng phí.- Ban chỉ đạo quốc gia thống nhất đề xuất các nhóm nguy cơ COVID-19, từ đó áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả. Hiện Hà Nội là địa phương duy nhất trong diện nguy cơ cao.- Mưa đá kèm theo dông lốc xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung, gây thiệt hại tài sản và cây trồng của người dân.- Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối và lên án hành vi nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông.- Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ “một thảm họa nhân đạo” toàn cầu vì covid-19 khiến hơn 250 triệu người bị đói.- Nghịch lý: Kêu gọi giảm giá lợn: Vì sao trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?
Tiếp sau việc đưa tàu xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như tiến hành xây dựng phi pháp trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…. Trung Quốc vừa ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mà thực chất đó là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động ngang ngược này nhằm thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Trong Loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, bắt đầu phát sóng từ Chương trình Thời sự 18h chiều 20/4, Đài TNVN đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong phần 2 của loạt bài, Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao để làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
Trong bài trả lời Kênh truyền hình quốc tế Trung Quốc CGNT mới đây, ông Cao Phúc – Chủ nhiệm Trung tâm khống chế dịch bệnh Trung Quốc cho biết, nước này chưa bao giờ phủ nhận khả năng virus Sars-CoV-2 lây truyền từ người sang người. Tin của Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Dư luận Đà Nẵng, Khánh Hòa cực lực phản đối việc Trung Quốc tuyên bố thành lập “huyện Tây Sa”, “huyện Nam Sa”.- Rèn cán, luyện quân, đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19 tại Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân.- Ở nơi bảo tồn rùa biển lớn nhất Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cuối tuần qua, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa các điểm sản xuất, xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Đề xuất của ông Abe Shinzo đưa ra khi nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đang xem xét việc rút khỏi Trung Quốc. Vậy, xuất phát từ đâu mà Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi việc rút các doanh nghiệp nước này ở Trung Quốc về nước, cũng như chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó thế nào trước làn sóng rút về của các doanh nghiệp nước ngoài? Biên tập viên Quỳnh Hoa trao đổi cùng chị Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh và anh Bùi Hùng, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo.
Theo thông tin trên Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 18/4 ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là "huyện Tây Sa" và "huyện Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam. Thông tin này khiến cán bộ và nhiều người dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa, 2 địa phương quản lý 2 huyện Hoàng Sa và Trường Sa rất phẫn nộ. Phản ánh của Phóng viên Thanh Hà và Thái Bình tại miền Trung:
Tiếp sau tuyên bố của Bộ trưởng An ninh nội địa yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về Covid-19, ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne tiếp tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc và cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để có thêm thông tin về nguồn gốc của virus cũng như cách thức đối phó với dịch Covid-19. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đưa tin.
Thời gian vừa qua, không ít lần chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích và cáo buộc cho rằng, Trung Quốc đã không minh bạch thông tin, che giấu diễn biến dịch Covid-19 từ những ngày đầu khiến cho toàn cầu hiện nay phải vất vả ứng phó và ngăn chặn. Đến tuần qua, sau khi Trung Quốc có thông báo đính chính về các số liệu về Covid-19 tại nơi khởi phát dịch bệnh là Vũ Hán với con số tử vong tăng thêm tới 1.290 ca; hàng loạt nước đã đồng loạt đặt câu hỏi nghi vấn về tình hình dịch bệnh thực tế tại Trung Quốc cũng như cách thức ứng phó của chính quyền nước này thời gian qua. Các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Australia và cả Mỹ đều đã có những phát ngôn và tuyên bố bày tỏ hoài nghi, cho rằng, rất có thể đã có “những vùng tối trong cách xử lý của Trung Quốc” như tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)