Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (11/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và yêu cầu các bên tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 01 về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào và Thủ tướng Vương quốc Campuchia có cuộc hội đàm trực tuyến, thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ giữa 3 nước lên tầm cao mới.- Nghĩ lớn - nhìn tổng thể - hành động nhanh – đó là quan điểm được quán triệt trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong 2 năm qua. Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.- Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục lập đỉnh mới. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy, chất lượng gạo của Việt Nam đang ngày càng có giá trị cao.- Trung Quốc bế mạc Kỳ họp thứ tư Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc Khóa 13.- Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà Ong Xan-xu-chi thông báo bổ nhiệm Lãnh đạo lâm thời, trong khi tình hình tại Myanmar vẫn đang rất phức tạp khi lực lượng an ninh Myanmar đã bắt giữ nhiều người phản đối chính quyền quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Đáng chú ý nhất, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, và Mỹ sẵn sàng đối đầu nếu cần thiết. Ngoài nhấn mạnh quan điểm với Trung Quốc, với tên gọi “Chính sách đối ngoại vì người dân Mỹ”, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gợi mở những bước đi ngoại giao sắp tới của Wasington với các đồng minh, đối tác và đối thủ trên toàn cầu. Để có những thông tin rõ hơn, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.
Trong một nỗ lực tăng tốc tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 để sớm hình thành miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu sẽ hoàn thành việc tiêm chủng cho khoảng 64% dân số vào cuối năm nay. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Một trong những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giải quyết bài toán “lỗ hổng” về chuỗi cung ứng, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh việc hợp tác với các đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm quan trọng. Sắc lệnh hành pháp này không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng giới quan sát quốc tế cho rằng đây là nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giúp bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu nhập khẩu quan trọng trong tương lai. Bước đi này của chính quyền Tổng thống Joe Biden được đánh giá ra sao, kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ liệu có khả thi? Những nội dung này sẽ được đề cập trong cuộc trao đổi sau đây giữa BTV Thanh Huyền và PV Huy Hoàng – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
- Quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử ĐBQH cần trải qua 3 bước và chậm nhất là ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 15.- Chính phủ ra nghị quyết mua 150 triệu liều vắc xin ngừa covid-19 để tiêm cho người dân.- Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN thăng hạng “quyền lực mềm” toàn cầu.- Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an triệt phá một đường dây lớn chuyên bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc.- Ít nhất 22 người thiệt mạng trong vụ không kích của Mỹ tại Đông Syria. Ngay lập tức 1 số nước kêu gọi tôn trọng chủ quyền của Syria.- Hơn 300 nữ sinh lại bị bắt cóc tại Ni-giê-ri-a.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ Khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân.- Nhiều điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ từ năm 2021 đến 2026.- Trung Quốc liên tiếp đưa ra các tuyên bố tăng cường đối thoại và hợp tác cùng có lợi với Mỹ để đưa mối quan hệ song phương đi đúng hướng
Trái ngược với các thông tin trên báo chí trước đó, nguồn tin chính phủ Ấn Độ vừa khẳng định nước này sẽ chưa có bất cứ thay đổi nào trong chính sách với các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, cho dù hai nước đã hoàn tất việc rút quân khỏi điểm nóng tranh chấp ở biên giới và hạ nhiệt căng thẳng song phương.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hợp tác với Trung Quốc nhằm mở lại các kênh đối thoại giữa hai nước, khôi phục lại mối quan hệ đã bị tổn hại nặng nề dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Vương Nghị cũng nhắc lại cuộc điện đàm gần đây giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với ông Joe Biden, coi đó là bước đi tích cực, tạo nền tảng cho khả năng “cài đặt lại” quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng dù phía Trung Quốc tỏ ra sốt sắng, phía Mỹ lại tỏ ra khá thận trọng, thậm chí thờ ơ với đề xuất đối thoại để giải quyết các khúc mắc trong quan hệ song phương từ phía Trung Quốc.
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)