Sau gần 2 năm chao đảo vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược ứng phó, từ áp đặt phong tỏa sang thích ứng linh hoạt, từ Zero Covid sang sống chung an toàn, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang tạo ra thách thức mới cho quá trình phục hồi này, thậm chí có thể “kèo lùi” những thành quả về phục hồi kinh tế từng đạt được khi các quốc gia từng bước mở cửa lại nền kinh tế. Sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron cho thấy việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có cách tiếp cận phù hợp. PGS - TS. Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – thuộc Học viện Tài chính phân tích rõ hơn vấn đề này.
Sau khi xuất hiện siêu biến thể Omicron với những nguy cơ khó lường, các quốc gia và khu vực ngay lập tức đã có những phản ứng nhanh chóng và quyết liệt. Các diễn đàn khu vực, toàn cầu trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Y tế G7 cũng được triệu tập khẩn để phân tích các diễn biến mới cũng như bàn tính giải pháp ứng phó. Thế nhưng, một lần nữa, không chỉ là vấn đề biến thể mới nguy hiểm đến mức nào, Omicon còn “vô tình” làm lộ diện rất nhiều mặt trái và thực trạng nhức nhối vẫn đang tồn tại trong cuộc chiến chống COVID-19, thậm chí có thể “kéo lùi” mọi nỗ lực toàn cầu nếu không sớm được giải quyết triệt để.
Thách thức lớn đối với thế giới vẫn là đại dịch Covid 19, thiếu công bằng vaccine, kéo theo đó là những trở ngại mới như giá năng lượng, giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát, lao động thiếu hụt khắp thế giới. Những yếu tố đầy bất ổn này có thể tác động đến quá trình mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid19. Nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện, đặc biệt là đối với các quốc gia có tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang được tiến hành một cách thận trọng bởi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. PGS, TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – Học viện Tài chính cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm nay (12/11) là ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh. Với vai trò là nước chủ trì COP26, nước Anh đã công bố dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của hội nghị. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cũng đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Với những cam kết mạnh mẽ mà các nước đưa ra tại hội nghị, liệu COP26 có tạo ra được bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại?
“Cần thúc đẩy trao đổi và cập nhật liên tục thông tin cả trong và ngoài nước để có những dự đoán và lên phương án chủ động ứng phó với các biến chuyển mới của dịch Covid-19”. Đó là khẳng định của GS. TS. BS Đinh Xuân Anh Tuấn - Bệnh viện Cochin, Paris, Pháp & Thành viên nhóm phản ứng nhanh Hội chứng Covid mãn tính của Hội Hô hấp Châu Âu; người vừa được trang web có uy tín quốc tế Expertscape xếp hạng 58, trên tổng số gần 180 nghìn bác sỹ chuyên khoa hô hấp trên toàn cầu. Thời gian qua, ông không ngừng tham gia viết các báo cáo chuyên môn gửi chính phủ và các cơ quan y tế của Việt Nam; và sẽ trực tiếp có những kiến nghị với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp gỡ với các bác sỹ tại Pháp và châu Âu vào tối nay 4/11 tại Paris.
Chuẩn bị tâm lý và điều kiện an toàn cho trẻ sẵn sàng quay trở lại trường học.- Lắng nghe khúc nhạc của cây.- Tâm huyết xây dựng thương hiệu cho làng nghề ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.- Madagascar-nơi duy nhất trên thế giới có nạn đói không phải do xung đột mà do biến đổi khí hậu toàn cầu.- Bóng đá châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.
Trung Quốc cho biết đại diện hơn 100 quốc gia đã thông qua “Tuyên bố Côn Minh”tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP 15), trong đó kêu gọi “hành động đoàn kết và thống nhất” để tạo ra một hiệp ước đa dạng sinh học toàn cầu mới.
Hàng loạt nhà máy Trung Quốc phải hạn chế hoặc thậm chí là tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện, cuộc khủng hoảng nhân công tại Anh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang lao đao vì tình trạng tắc nghẽn và chi phí vận chuyển leo thang. Điều này đang tác động không nhỏ đến sức phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại các chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 toàn cầu lại tiếp tục bị thử thách bởi sự nguy hiểm khó lường của biến chủng Delta. Giới chuyên môn quốc tế đánh giá hiện cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về biến chủng nổi trội này, bởi nó đang vượt ra ngoài mọi dự tính của các quốc gia, kể cả những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, đặt ra không ít những trở ngại cho kế hoạch dập dịch của mỗi chính phủ.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong bốn tháng qua đạt gần 10 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khởi sắc trên thị trường và là tiền đề quan trọng cho việc sớm hoàn thành mục tiêu 39 tỷ USD đề ra cho năm nay. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19 cũng như việc thay đổi tâm lý của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải xây dựng những giải pháp thích ứng nhanh, để có thể phát triển bền vững, tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)