Cái tên Đàm Thanh Tùng hay “Tùng Đàm”, “Thầy Tùng Địa lí” chắc hẳn là cái tên đã không còn xa lạ với nhiều bạn học sinh phổ thông ôn thi THPT quốc gia, ôn thi đại học môn Địa lí, học - ôn Địa lí trực tuyến từ nhiều năm nay. Luôn khát khao, nhiệt huyết, luôn sống hết mình, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám sáng tạo, khiêm tốn, giản dị, dễ gần là những gì có thể nói về thầy “Tùng Đàm” - thầy giáo sinh năm 1995 ở Mê Linh, Hà Nội, cựu học sinh trường THPT Kim Anh, cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội.
Chia sẻ của thầy giáo Đàm Thanh Tùng, (thầy giáo địa lý livestream có lượng người xem cao nhất hiện nay), thầy giáo truyền cảm hứng cho học sinh và cả các đồng nghiệp qua những bài giảng sinh động và hấp dẫn.- Ứng dụng thu rác đổi phiếu mua sắm hấp dẫn nhiều người dân Israel.- Cô gái khuyết tật với nghị lực phi thường và ước mơ trở thành vũ công múa cột.
Giải pháp nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu?- Làng gốm cổ Vĩnh Hồng - làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ” hơn 200 năm tuổi.- Thầy giáo làng giàu lòng nhân ái - thầy giáo Ngô Mạnh Cường (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mới 2 tuổi đã bắt đầu có triệu chứng teo cơ. Căn bệnh càng ngày càng nặng khiến cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn và gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Tuy vậy với sự chăm chỉ, hiếu học của mình, cậu bé này cũng đã nỗ lực học hết cấp 2. Do nhiều yếu tố, anh phải nghỉ học giữa chừng, nhưng nỗi nhớ sách vở, bút nghiên vẫn day dứt khôn nguôi. Vì vậy, anh đã không ngừng tự học, đọc nhiều loại sách vở và đặc biệt khi đôi tay không thể cầm bút anh đã ngậm bút vào miệng để tập viết chữ và anh đã thành công. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay với chủ đề: “Thầy giáo viết chữ bằng miệng và câu chuyện vượt lên số phận” kể về thầy giáo Phùng Văn Trường, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, một người thầy “tàn nhưng không phế”, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, kiến thức và những điều tốt đẹp đến nhiều em nhỏ và cuộc sống.
Trong những ngày cao điểm của đợt dịch bệnh Covid-19, do tình hình giãn cách kéo dài, cuộc sống người dân tại Long An có nhiều sự xáo trộn đáng kể. Đặc biệt việc mua sắm, sinh hoạt hàng ngày, gặp rất nhiều khó khăn. Những ngày qua, đoàn viên thanh niên và đoàn thể trên địa bàn tỉnh Long An đã có nhiều cách làm hay, như mô hình “mua rau tại vườn, giao tận nhà, đội Shipper Thanh niên, chuyến xe nhu yếu phẩm 0 đồng, bếp ăn nghĩa tình…” không chỉ thực hiện trong tỉnh mà còn góp sức cho TPHCM trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.
- Vững quyết tâm bảo vệ binh yên biển đảo Tổ quốc - Phỏng vấn Thiếu tá Nguyễn Quốc Toàn, Hải đội trưởng Hải đội 7, Lữ đoàn 171, Vùng 1 Hải quân về kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng. - Người thầy giáo quân hàm xanh mang chữ đến với bà con vùng cao - Thơ gửi người lính biên phòng trên tuyến đầu chống dịch
“Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đâu của riêng ai !” là suy nghĩ giản dị và thiêng liêng của biết bao thế hệ. Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm biệt mái trường thân yêu, xa học sinh, xa gia đình, cầm súng lên đường đi chiến đấu. Từ nhà trường tới chiến trường, những nhà giáo trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong,... Họ đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên, Nam bộ… vượt qua mọi khó khăn gian khổ khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đã thực sự đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có gần 1.500 nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số đó, 206 Nhà giáo – Chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở những chiến trường ác liệt và được công nhận Liệt sĩ. Chuyện đêm hôm nay, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ ông Nguyễn Tử Y nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng tham gia chiến trường B từ năm 1965 để nghe về một thời ký ức hào hùng mà ông cùng đồng đội trải qua.
Nhắc đến thầy giáo Lê Thanh Liêm - Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam ở huyện Châu Thành A thì phần lớn cán bộ quản lý giáo dục cho đến thầy cô giáo trong tỉnh Hậu Giang đều biết. Thời gian qua người thầy giáo trẻ này đã nghiên cứu, sáng tạo nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy. Với tấm lòng tận tâm, tận lực với học trò, thầy đã được trao tặng Giải thưởng Công chúa Thái Lan. Bài viết của Tấn Phong - phóng viên Đài TNVN tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Người thầy giáo tâm huyết với trẻ em vùng cao ở Đắc Lắc.
Sau một tai nạn đáng tiếc hỏng cả 2 mắt, 25 năm qua, anh Đặng Ngọc Duy, ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nỗ lực vượt qua số phận đi học đàn, học chữ Braille. Tốt nghiệp đại học, Ngọc Duy đã tự mình cưu mang những đứa trẻ không may mắn. Sinh hoạt trong mái ấm tình thương này, các em được học chữ, học hát, được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật năm nay, PV Tuyết Lê tại miền Trung có bài kể về câu chuyện của thấy giáo mù Đặng Ngọc Duy.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)