Giới chuyên gia quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam có khả năng đạt tăng trưởng cao trong năm tới- TP. HCM đặt mục tiêu hoàn thành việc tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vacxin covid 19 trước Tết Nguyên đán 2022-Cảnh báo tình trạng sốt đất ảo tại một số địa phương. Công khai quy hoạch và ngăn chặn các chiêu thổi giá của cò đất là yếu tố quan trọng giúp thị trường ổn định- Nhân ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh 27 tháng 12, Tổng thư ký Liên hợp quốc ra Thông điệp kêu gọi các nước tăng cường vào các kế hoạch giám sát, phát hiện sớm và phản ứng tốt hơn với dịch bệnh- Ấn Độ hoàn thành mục tiêu năng lượng tái tạo trước thời hạn
Cơn sốt đất cục bộ tại một số địa phương trong những tháng đầu năm đến thời điểm này đã tạm lắng, nhưng những hệ lụy về kinh tế - xã hội sẽ vẫn còn hiện hữu một thời gian dài. Đặc biệt, đối với những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, sau mỗi cơn sốt đất, cơ hội sở hữu một căn nhà phù hợp với khả năng sẽ lại càng khó khăn hơn. Trong một hội nghị mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định cần phải xây dựng mới Chiến lược nhà ở quốc gia, thay đổi căn bản tư duy về đề xuất pháp luật, cơ chế chính sách, các giải pháp về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và bền vững, phản ánh đúng thực chất quy luật cung – cầu trên thị trường. Vậy làm cách nào để phát triển thị trường bất động sản một cách ổn định và bền vững?
Đi theo thông tin về quy hoạch đất đai, về các dự án sân bay, cao tốc được đầu tư xây dựng tại khu vực này, địa phương kia cũng là lúc các hoạt động đầu tư đất đai diễn ra mạnh mẽ, tạo nên những cơn sốt đất. Thị trường bất động sản lâu nay cũng bị tác động bởi những cơn sốt đất, phát triển thiếu tính bền vững. Cùng bàn giải pháp "cắt cơn" sốt đất, phát triển bền vững thị trường với GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và TS. Nguyễn Văn Đính- Tổng thư ký hội môi giới bất động sản Việt Nam.
Những thông tin như mở đường, làm cầu, phân chia lại địa giới hành chính hay thành lập quận, huyện... từ cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã được giới đầu cơ tạo các cơn sốt nhà đất đánh vào tâm lý của người dân với mục đích kiếm lợi khủng. Hiện tượng “thổi giá” đất nhằm đầu cơ, trục lợi, gây tình trạng “sốt ảo”, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm méo mó thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và gây thiệt hại cho người dân và xã hội. Trước việc giá đất ở nhiều nơi tăng cao đột biến, gây hiện tượng "sốt ảo", các địa phương đã rất quyết liệt đưa ra các biện pháp để ngăn chặn. Đặc biệt phải công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp. Ghi nhận thực tế tại tỉnh Bắc Giang:
Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo các chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi. Vậy giải pháp chặn đà đầu cơ bất động sản khó kiểm soát?
- Sốt đất và những hệ lụy: làm thế nào kiểm soát? -Quảng Ngãi: Dân sống mòn mỏi cạnh nhà máy xi măng -Công nhân viên chức lao động thủ đô tích cực hưởng ứng chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”
Đi theo thông tin về quy hoạch đất đai, về các dự án sân bay, cao tốc được đầu tư xây dựng tại khu vực này, địa phương kia cũng là lúc các hoạt động đầu tư đất đai diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là thị trường bất động sản cũng sốt nóng, rồi trầm lắng, thậm chí đóng băng là những diễn biến diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua. Hệ lụy và bất ổn, nhất là tác động tiêu cực đối với người dân ở các địa phương sau khi cơn sốt đất qua đi là rất lớn. Nhìn lại những cơn sốt đất thời gian qua, nhận diện đặc điểm thị trường bất động sản, giải pháp phát triển thị trường bền vững. Khách mời của chương trình: -GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. -TS. Nguyễn Văn Đính – Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông cho Hà Nội trong tháng 4 này.- Một doanh nghiệp đấu giá trúng thầu khai thác 1 mỏ cát tại An Giang cao gấp 400 lần so với giá khởi điểm.- Sau 100 ngày triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19, vẫn còn 26 quốc gia chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.- Các quan chức Mỹ và Iran đụng độ gay gắt trên bàn đàm phán liên quan đến việc quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015.
Sau mỗi kỳ tăng nóng về BĐS, luôn có giai đoạn điều chỉnh, giảm giá, thậm chí đóng băng thị trường. Trong quá khứ việc này đã diễn ra nhiều lần. Còn năm nay, sau khi dịch bệnh covid19 được kiểm soát, thì ngay những tháng sau Tết tình trạng sốt đất lại diễn ra khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc đều với những cách thức thổi giá, tung tin đón đầu quy hoạch tạo nên bong bóng sốt giá. Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới đánh giá trong quản trị đất đai, Việt Nam thuộc nhóm tốt về xây dựng pháp luật, nhưng yếu về thực thi pháp luật; Các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu khả thi, dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”. Quá trình thực thi pháp luật chồng chéo, yếu kém đã khiến các cơn nóng, lạnh của thị trường đất đai qua đi, để lại nhiều hệ lụy.
Cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông để bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông được các nước công nhận.- Tập đoàn SK của Hàn Quốc đầu tư 410 triệu USD vào VinCommerce.- Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường lý giải về hiện tượng sốt đất tại một số địa phương.- Những nỗ lực cứu vãn bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran đang được nhen nhóm trở lại.- Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 3 triệu người.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)