Dịch tả lợn Châu phi hiện nay đang diễn biến phức tạp, bệnh chưa có Vacxin phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh dịch tả lợn Châu Phi thì bệnh lợn tai xanh cũng là một trong những bệnh nguy hiểm, dễ lây lan nhanh, dễ hình thành dịch lớn gây tổn thất cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi cần nhận biết rõ hai loại bệnh này trên đàn lợn như thế nào? Khách mời: PGS TS Lê Văn Năm - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận trái chiều về thái độ được xem là chưa chuyên nghiệp của đoàn hơn 300 sinh viên trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương khi làm tình nguyện viên, tham gia chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự việc bị đẩy lên khá căng thẳng khi nhiều quan điểm có tính chất phân biệt, kì thị vùng miền, gây chia rẽ 2 miền Nam – Bắc. Vậy nên nhìn nhận và đánh giá ra sao về câu chuyện này? Đâu là những vấn đề cần rút kinh nghiệm sau sự việc đáng tiếc lần này? Phải làm gì để tất cả người dân đồng lòng chung sức cùng chính quyền địa phương và các bộ ngành chiến thắng dịch bệnh COVID 19? Cùng bàn luận vấn đề này với 2 vị khách mời là bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thanh Nam, Chủ nhiệm Khoa Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chưa bao giờ, người gốc Á trên khắp thế giới lại là nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt đổi xử nghiêm trọng như hiện nay. Đặc biệt, sự kỳ thị này xuất hiện thường thấy ở chính các nước được cho là văn minh và phát triển nhất thế giới như Mỹ, Châu Âu, Australia… Đại dịch Covid 19 đã làm trầm trọng hơn sự nghi kỵ sắc tộc, vốn không phải là điều mới mẻ này. Những người gốc Á đang là nạn nhân trong việc chính trị hóa dịch bệnh của các nước lớn. Do đó, để “Chống kỳ thị người gốc Á trên thế giới - Cần có thêm ý chí chính trị”
Các hội nhóm núp bóng từ thiện để trục lợi: ngăn chặn bằng cách nào?- Thung lũng Bắc Sơn - “bức bích họa” về cảnh sắc thiên nhiên.- Âm nhạc – thứ vũ khí chống phân biệt chủng tộc.
Buông lỏng quản lý và hiểm hoạ khôn lường” sau vụ bệnh nhân Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 bán ma tuý.- Doanh nhân trẻ Lê Dung và những kinh nghiệm để là một phụ nữ hiện đại cần quản trị tốt cuộc sống
Nước Mỹ những ngày qua không yên ả sau vụ xả súng đẫm máu tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia khiến 8 người thiệt mạng. Con số 6 phụ nữ gốc Á tử vong như giọt nước làm tràn ly, khi chỉ trong 1 năm qua đã ghi nhận tới gần 3.800 vụ việc phân biệt đối xử, kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Á. Dù động cơ của vụ xả súng mới nhất vẫn chưa xác định có liên quan đến phân biệt chủng tộc hay không, nhưng dư luận và giới chức Mỹ không khỏi lo lắng, nạn kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á đang có nguy cơ lan rộng; đặc biệt sẽ càng bùng phát khi cả xã hội vẫn đang phải chật vật để ứng phó với Covid-19. Từ quá khứ cho đến hiện tại, nạn phân biệt chủng tộc đã và đang khiến nước Mỹ phải đối diện với điều gì, đâu là thách thức đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden?
Kì thị, phân biệt vùng miền Bắc – Nam, thành thị với nông thôn…. không phải vấn đề mới. Nó đã âm ỉ kéo dài suốt hàng chục năm qua, nhưng thời gian gần đây có dấu hiệu tăng nhiệt, với những cuộc khẩu chiến căng thẳng, gay gắt triền miên trên một số diễn đàn, mạng xã hội Facebook. Sự phân biệt, kì thị vùng miền này không còn ở phạm trù “vĩ mô”, chung chung, biểu hiện bằng những câu nói “đồ nhà quê”, “đồ tỉnh lẻ”… mà đã nhắm cụ thể, trực tiếp vào một số địa phương, trong đó cái tên nổi lên hàng đầu là Thanh Hóa.
- Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên chuột. Trong diễn biến khác, bệnh nhân số 91 – nam phi công người Anh- có thể sẽ được xuất viện trở về quê hương vào ngày 12/7 tới.- Cục Hàng không Việt Nam quyết định tạm dừng bay đối với gần 20 phi công Pakistan đang làm việc tại Việt Nam.- Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 14 -2020 với chủ đề “Phát thanh – Đổi mới và Đa dạng” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chính thức khép lại tối 27-6 với việc vinh danh các tác giả, tác phẩm đoạt giải.- Nắng nóng 40 độ khiến việc khống chế cháy rừng ở Diễn Châu, Nghệ An gặp nhiều khó khăn.- Thủ tướng Đức cảnh báo Anh phải chấp nhận mối quan hệ kinh tế yếu hơn với EU.- Nhiều hãng hóa mỹ phẩm loại bỏ từ "trắng sáng" trên nhãn sản phẩm nhằm hưởng ứng phong trào chống phân biệt chủng tộc trên thế giới.- Bình luận: “Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 khẳng định bản lĩnh và tầm nhìn ASEAN".
Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn ngày càng lan rộng sang nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ. Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd như “giọt nước làm tràn li”, thổi bùng sự bất bình luôn âm ỉ trong lòng nước Mỹ về tình trạng phân biệt chủng tộc. Trong mục Vấn đề quốc tế sáng 8/6, anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ cho thấy góc nhìn rõ nét về phản ứng của xã hội Mỹ sau cái chết của George Floyd cũng như lý giải những nguyên nhân của sự chia rẽ sắc tộc kéo dài tại Mỹ, cho dù nước Mỹ đã có Đạo luật Dân quyền năm 1964. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi tiếp tục phân tích về hệ lụy của tình trạng bất ổn hiện nay tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ qua cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với ông Nguyễn Hải Giang, Tổng Biên tập Tạp chí Việt – Mỹ.
- Không nên chỉ định thầu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm cao tốc Bắc - Nam.- Những việc cần làm để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại.- Cần xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh gian lận thuế trên thương mại điện tử.- Phân biệt chủng tộc – Nước Mỹ đến lúc phải thay đổi?- Doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu.- Hà Nội: Cuối tháng 7 sẽ chốt hồ sơ xét duyệt hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.- Caribe sẽ đón một mùa bão đầy khắc nghiệt trong bối cảnh đang gồng mình chống dịch Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)