VOV1 - Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya - người đã tới Mỹ để tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống thứ 47 Mỹ Donald Trump, vào sáng nay (22/01, theo giờ Nhật Bản) đã có cuộc gặp quan trọng với Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của nước chủ nhà, ông Marco Rubio.
Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.
Hôm nay (04/10), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du Pháp. Điểm nhấn trong chuyến công tác ở Paris là cuộc gặp với giới chức Pháp để thảo luận về rạn nứt trong quan hệ hai nước. Dự kiến, nội dung các cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Mỹ Blin-cừn với các quan chức Pháp sẽ tập trung vào các vấn đề như "an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng khí hậu, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và sự hợp tác với các đồng minh và các đối tác trong những thách thức và cơ hội toàn cầu". Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Pháp-Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ Blinken liệu có xoa dịu được sự giận dữ của Pa-ri về hợp đồng tàu ngầm bị đổ bể với Australia mà Mỹ có phần liên quan?
Những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện các gói hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19.- Chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ nhằm xoa dịu đồng minh.- Ngoài một số Ngân hàng điều chỉnh giảm nhẹ, lãi suất ngân hàng không có nhiều biến động.
Hôm nay (13/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Singapore, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Đông Nam Á, trước khi sang thăm Hàn Quốc vào ngày mai. Điều khiến người ta chú ý hơn nữa là chuyến đi của ông Vương Nghị diễn ra chỉ hai tuần sau chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Đông Nam Á với cùng một điểm đến. Vậy chuyến công du Đông Nam Á lần này của ông Vương Nghị chuyển những thông điệp gì đến ASEAN và các nước ASEAN đón nhận nó ra sao?
Ngày hôm qua (2/8), trong khuôn khổ chuyến thăm tới Mỹ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã có cuộc gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Jake Sulivan để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện chiến lược giữa hai quốc gia.
Ngoại trưởng Israen Yair Lapid tới thăm chính thức Các tiểu vương quốc Arập thống nhất trong tuần này trở thành một hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng đáng chú ý trong nhiều thập kỷ qua tại khu vực Trung Đông - Vùng Vịnh. Chuyến thăm là bước đi hiện thực hóa thỏa thuận Abraham mà hai nước đã ký kết hồi năm ngoái, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy xu hướng thiết lập quan hệ với các nước Arập sẽ là chính sách ưu tiên của Israen trong tương lai cho dù đảng nào lên nắm quyền. Bởi xét cho cùng, mâu thuẫn giữa các nước lúc nào cũng có nhưng lợi ích vẫn là giá trị mang tính cốt lõi của một quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa kết thúc chuyến công du đầu tiên tới khu vực Trung Đông. Diễn ra ngay sau khi Ixraen và phong trào Hồi giáo vũ trang Ha-mát của Palestine đạt được thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt 11 ngày chiến sự ở Dải Ga-da, chuyến thăm với các hoạt động ngoại giao con thoi cùng những cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Blinken với các nhà lãnh đạo của Israel, Palestine, Ai Cập và Giooc-đa- ni, đã cho thấy nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc đưa nước này trở lại vị trí trung tâm trong vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Hội nghị Ngoại trưởng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong hai ngày hôm nay và ngày mai tại Brúc-xen, Bỉ. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng nước này sẽ tham dự hội nghị để nhấn mạnh quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương – mối quan hệ đã phần nào rạn nứt dưới thời ông Donald Trump. Đây sẽ là cơ sở để NATO hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng trong Sáng kiến NATO 2030 nhằm tăng cường khả năng thích ứng của khối trước các mối lo ngại như Nga, Trung Quốc hay các thách thức an ninh khu vực khác. Phóng viên Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp về nội dung này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sẽ bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Trung Quốc. Đây là động thái ngoại giao được dư luận quan tâm bởi nó có thể hé lộ các bước đi mới nhằm thắt chặt quan hệ Nga - Trung, trong bối cảnh năm 2021 là kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác Nga - Trung Quốc. Bên cạnh đó, chuyến thăm này còn được cho là mang nhiều thông điệp khi nó diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Alaska. Để làm rõ những nội dung này, BTV Thu Hà trao đổi cùng chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Nguyễn Đăng Phát, Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)