Trong tháng 3 này, dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Việc yêu cầu một thứ không gắn với chuyên môn, công việc hằng ngày của giáo viên, công chức, viên chức, chỉ có tác dụng “làm đẹp hồ sơ” liệu có cần thiết? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn nội dung: “Chạy đua chứng chỉ nghề nghiệp để thăng hạng giáo viên: Một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên với sự tham gia của chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 1/7/2016, chủ sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp. Vậy trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụng lao động như thế nào? Việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó trong thực tế ra sao?
Ngày 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo xây dựng “Khung đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”, thảo luận các nội dung cơ bản, hướng tới chuyển đổi số toàn ngành. Khung đề án hướng tới mục tiêu có khoảng 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển đối số hoàn toàn, 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nền tảng giáo dục nghề nghiệp trực tuyến vào năm 2025. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là việc không dễ nhưng là xu hướng chung-bắt buộc, cần được nghiên cứu càng sớm càng tốt. Xác định một số lĩnh vực ưu tiên hành động và chủ trương Thành lập Ban chỉ đạo triển khai chương trình chuyển đổi số từ cấp cơ quan quản lý – Cấp Bộ Lao động Thương binh và xã hội - là đúng đắn, cần thiết, trong tiến trình này.
- Kích cầu ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19: Tặng du khách 1 triệu đồng/ tour, liệu có vực dậy thị trường du lịch?- Hành trình làm thay đổi nhận thức về học nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp.- Câu chuyện hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông nhiễm HIV/AIDS.
Gần 87 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã-đang trao truyền cảm hứng học nghề-lập nghiệp-tỏa sáng tương lai cho hàng triệu học viên cả nước. 20/11 hàng năm là dịp tri ân những người thầy-người cô trên mọi giảng đường; cũng là thời điểm nhắc nhớ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát huy hơn nữa vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Dòng chảy sự kiện hôm nay, xin mời quý vị, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ-trò chuyện với những nhân tố nổi bật của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – một cấu phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiều bạn trẻ có học lực khá, giỏi đã quyết định chọn học nghề ngay từ đầu, thay vì nhiều năm theo đuổi ước mơ vào đại học - Thực tế khẳng định tư duy chọn trường, chọn nghề đã-đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Câu chuyện ở trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang góp phần lý giải thực tiễn này. Với rất nhiều học viên theo học chương trình 9+ ; 90% học sinh ra trường có việc làm, thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng một tháng, đây là điểm sáng thu hút học viên, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn.
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách nay 1 0 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu của Đề án này. Hãy cùng ông Đỗ Năng Khánh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội nhìn lại hoạt động này gần một thập kỷ qua: Những điểm sáng cần nhân rộng và những bất cập cần sửa đổi trong thời gian tới, để hiệu quả ngày càng thực chất:
Bệnh bụi phổi thường thấy ở công nhân mỏ than. Nếu không được lọc bụi thường xuyên, người bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm sức khỏe, thậm chí dẫn tới xơ phổi. Bệnh nghề nghiệp này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thợ lò, khiến nghề này rất khó tuyển lao động. Những năm gần đây, công nghệ súc rửa phổi đã giúp hàng nghìn thợ mỏ thoát khỏi triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giảm đau ngực, khó thở khi gắng sức và ho khạc đờm. Ghi nhận của phóng viên đài TNVN về tình hình thợ lò đang làm việc tại Công ty Than Thống nhất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh:
Bệnh bụi phổi thường thấy ở công nhân mỏ than. Nếu không được lọc bụi thường xuyên, người bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm sức khỏe, thậm chí dẫn tới xơ phổi. Bệnh nghề nghiệp này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thợ lò, khiến nghề này rất khó tuyển lao động. Những năm gần đây, công nghệ súc rửa phổi đã giúp hàng nghìn thợ mỏ thoát khỏi triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giảm đau ngực, khó thở khi gắng sức và ho khạc đờm. Ghi nhận của phóng viên đài TNVN về tình hình thợ lò đang làm việc tại Công ty Than Thống nhất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mục tiêu của chiến lược là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Chúng ta đang ở tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội cùng các giảng viên, học viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo, với cơ hội nghề nghiệp, tương lai rộng mở hơn cho các học viên sau đào tạo nghề.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)