Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ thời điểm đầu tháng 2 đã làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội; giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự xáo trộn đó. Hơn 25 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài; kế hoạch năm học đảo lộn; các cơ sở giáo dục, nhất là hệ thống ngoài công lập gặp khó khăn. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Chính sự chủ động, linh hoạt đã giúp ngành Giáo dục biến “nguy” thành “cơ” giữa đại dịch. Tuy nhiên, giai đoạn thực hiện mục tiêu “kép” của ngành giáo dục vẫn còn không ít khó khăn. Ngành Giáo dục làm gì để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”? Khách mời là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cùng bàn về nhiệm vụ “kép” này.
- Cán bộ lãnh đạo là trung tâm đoàn kết thống nhất cao của toàn Đảng.- Ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý buộc tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu.- Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận.- Có khả năng triển khai dịch vụ tiền di động trong năm nay.- Thanh Hóa: Hàng nghìn người xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ.- Giải bài toán đầu ra cho vụ vải thiều năm nay.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ.
- Mức độ dư nợ các ngành đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Một lượng vốn lớn sắp trở lại hệ thống ngân hàng.- Lãnh đạo Sudico bị phạt 55 triệu đồng do bán cổ phiếu không báo cáo.
Thủy sản là một ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên khi dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh, các thị trường lớn đồng loạt “bế quan tỏa cảng”, thì ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng “lao đao” vì hoạt động xuất khẩu “ngưng trệ”. Phóng viên Hương Giang thông tin về thực trạng này.
- Cơ quan thuế đã tiếp nhận hơn 14.500 hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất qua phương thức điện tử.- Ngành thuế kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn dịch bệnh.- Tập trung giải tỏa ngay hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, đề xuất tạm dừng tiếp nhận hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh.
- Việt Nam phản đối mạnh mẽ Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.- Bộ Y tế chính thức thông tin về 1 trường hợp dương tính trở lại sau khi được Bệnh viện đa khoa Hà Nam công bố khỏi bệnh.- Ngành than Quảng Ninh chung tay hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19.- Thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 300 nghìn ca mắc bệnh, 160 nghìn trường hợp tử vong vì COVID-19.- Trong tín hiệu tích cực, lần đầu tiên trong vòng 2 tháng, số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày tại Hàn Quốc dừng ở một con số.- Bất chấp quốc tế kêu gọi ngừng mọi cuộc giao tranh, để dồn lực cho cuộc chiến chống COVID-19, tình hình chiến sự Libya vẫn diễn ra ác liệt.
Việt Nam đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất, trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ước tính thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản có thể lên đến gần 2% GDP vào năm 2030. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)