Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến đến tháng 1/2022 mới mở cửa trường học trở lại. Các bậc phụ huynh đều cho rằng, việc học trực tiếp sẽ giúp con tiếp thu kiến thức tốt hơn, nhưng điều này cũng kéo theo nhiều nỗi lo khi các em chưa được tiêm vaccine trong khi dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp.
Mùa mưa lũ năm ngoái, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chịu mất mát lớn về người và tài sản vì sạt lở núi. Gần 1 năm qua, người dân nơi đây vẫn chưa được di dời đến nơi ở mới. Việc tiếp tục sống dưới những ngọn núi đã sạt lở và có nguy cơ tái diễn sụt trượt đất khiến người dân lo âu, khi hai ngày qua, khu vực miền núi tỉnh này có mưa to.
Mùa mưa bão năm ngoái, trên địa bàn các tỉnh miền Trung xảy ra hàng loạt vụ sạt lở đất, vùi lấp nhiều bản làng, phá hủy hàng trăm công trình thủy lợi, giao thông. Đến nay, nhiều công trình hư hỏng vẫn chưa khắc phục xong, nhiều công trình xây dựng bị đe dọa bởi nguy cơ sạt lở núi. Trong khi đó, do tập trung phòng chống dịch Covid-19, hạn chế đi lại nên nhiều công trình chậm tiến độ hoặc tiếp tục thiếu kinh phí sửa chữa. Hậu quả thiên tai năm cũ chưa khắc phục xong, bây giờ người dân miền Trung lại nơm nớp nỗi lo sạt lở đất mới khi mùa mưa bão đã đến.
Trong thời buổi dịch bệnh lan rộng như hiện nay, chúng ta cần nhớ câu khẩu hiệu “ai ở đâu ở yên đấy” để phòng chống dịch lây lan. Tất nhiên, việc thực hiện lệnh giãn cách, phong tỏa, hạn chế tối đa các hoạt động không cần thiết có thể khiến chúng ta cuồng chân. Đặc biệt với những người yêu thích vận động, đam mê thể thao, việc phải ở nhà quanh quẩn với 4 bức tường là một cực hình.- Dẫu có buồn bực vì ở trong nhà nhiều ngày thì hãy nhớ tuyệt đối tuân thủ quy định giãn cách ở địa bàn mình sinh sống. Còn việc giải quyết khâu tập thể dục hàng ngày không hề khó khăn.
Sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng một số loại hình kinh doanh cũng như hoạt động thể thao ngoài trời, không ít người dân, chủ cơ sở đã có tâm lý chủ quan, lơ là, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Trước tình trạng này, thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chấn chỉnh ngay, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Khi Tết Âm lịch đang đến gần cũng là lúc nhu cầu mua bán và tiêu dùng thực phẩm bắt đầu tăng cao. Không chỉ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp nhập khẩu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh mà các tiểu thương cũng tranh thủ "cơ hội" lưu thông một lượng lớn thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ra thị trường. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài nỗ lực của các cơ quan quản lý, người tiêu dùng cũng cần tự trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm để tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa do thực phẩm không an toàn gây ra. “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết – làm gì để chấm dứt tình trạng đến hẹn lại lo” là câu chuyện chúng tôi đề cập trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay với khách mời trực tiếp: ông Đỗ Thanh Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh biên mậu Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương.
Trong những năm gần đây, xe gắn máy có dung tích xi lanh động cơ dưới 50cm3 (thường gắn biển AA) được học sinh phổ thông trung học sử dụng khá phổ biến. Dù dung tích động cơ nhỏ, những chiếc xe gắn máy này vẫn tiềm ẩn không ít nguy cơ gây tai nạn giao thông nếu người điều khiển không tuân thủ các quy định ao toàn giao thông. Phản ánh của Công Luận- phóng viên Đài TNVN tại tỉnh miền núi Bắc Kạn:
Trước diễn biễn của dịch bệnh Covid-19 và tình trạng chủ quan, lơ là của một bộ phận cơ sở, người dân, chiều nay, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội họp bàn với các sở ngành, địa phương bàn các biện pháp chấn chỉnh, tăng cường công tác phòng chống dịch. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
- Hệ thống ngân hàng tính sớm gói ưu đãi và nỗi lo nợ xấu.- GDP vẫn có thể tăng 1,5 - 2% dù diễn biến dịch bệnh phức tạp.-Đấu giá lô 46 triệu cổ phiếu FPT của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bị “ế”.
Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương từ nhiều năm nay. Không chỉ là bị động, lạc hậu trước nhu cầu phát triển, ở không ít địa phương, dù đã chủ động xây dựng được quy hoạch thì lại gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt. Trong khi, các bãi chôn lấp đã kín, nhà máy quá tải, tạo nên áp lực ngày càng lớn ở nhiều địa phương. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội cho thấy, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị. Phóng viên Quang Huy có loạt bài: "Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ" . Bài 1 có nhan đề: "Nỗi lo “vỡ trận” rác thải".
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)