Một tin không vui cho ngành gạo Thái Lan khi năm 2020, nước này dự báo chỉ xuất khẩu được khoảng 5,7 triệu tấn gạo - giảm 12% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Trong nhiều năm, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng gần đây đã tụt xuống sau Ấn Độ và Việt Nam tùy tình hình mỗi năm. Nguyên nhân nào đã khiến “quán quân gạo” một thời liên tục tụt hạng? Chính phủ Thái Lan đang có những chiến lược nào để phục hồi lại lĩnh vực vốn là thế mạnh hàng đầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày hôm nay: “Vì sao xuất khẩu gạo Thái Lan giảm kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ?”
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.- Công an thành phố Hải Phòng phát hiện và bắt giữ gần 7 tạ cần sa từ nước ngoài tuồn vào Việt Nam.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt do biến thể virut Sars CoV 2 ở Anh. Trong khi đó, giới y tế Đức cảnh báo, virut biến thể này cũng có khả năng đã xuất hiện tại Đức.- Thủ tướng Thái Lan cảnh báo có thể phải tái phong tỏa đất nước nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại vượt tầm kiểm soát.
Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ con tàu thương mại và du lịch quốc tế bị trật bánh từ đầu năm nay. Với những quốc gia mà du lịch là “xương sống” của nền kinh tế, việc đóng cửa do Covid-19 là một sự thiệt hại nặng nề. Thái Lan cũng là một trong số ấy. Nhằm khôi phục ngành du lịch, đất nước chùa Vàng đã có bước đi táo bạo, theo đó mở cửa cho tất cả các quốc gia trên thế giới đến du lịch. Giải pháp của Thái Lan là gì trong việc vừa thu hút khách du lịch, vực dậy ngành công nghiệp không khói, vừa đảm bảo dịch bệnh không tiếp tục lây lan trong cộng đồng?
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.- Khu vực phía Nam sẽ có thêm gần 1.000km đường cao tốc trong giai đoạn 2021-2030.- Các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông xuân 2020-2021.- Hội đồng Liên bang Nga thông qua luật về bảo đảm quyền miễn trừ cho các cựu Tổng thống.- Indonesia sẽ tiêm vắcxin phòng Covid-19 miễn phí cho người dân.
Trong bối cảnh Ba Lan đang cùng với Hungary kiên quyết phủ quyết ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu, trong đó có gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ ơ-rô, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng cuộc đối đầu căng thẳng và kéo dài giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới kịch bản Ba Lan rời khỏi Liên minh châu (còn gọi là Polexit). Chính phủ bảo thủ của Ba Lan do đảng Luật pháp và Công lý của Tổng thống Gia-rô-sláp Ka-xin-xky lãnh đạo từng khẳng định Ba Lan không muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, khi tiếng nói phản đối hội nhập châu Âu ngày càng mạnh mẽ trong chính giới Ba Lan, thậm chí là trong chính liên minh cầm quyền, giới phân tích cho rằng nếu không kiểm soát tốt mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu, kịch bản Polexit có thể bị thúc đẩy một cách không mong muốn. Chuyên mục Vấn đề quốc tế sau đây với sự tham gia của bà Nguyễn Đỗ Sinh sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển gần 1.700 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Quảng Trị: thu giữ gần 2 tấn rưỡi đường kính nhập lậu.- Thái Nguyên: Phát hiện hơn 8 tấn găng tay y tế đã qua sử dụng.- Tổng cục Quản lý thị trường lên kế hoạch cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường thực phẩm cuối năm.
Mới đây, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được đồng thuận về ngân sách thường niên cho năm 2021. Tuy nhiên, dự thảo ngân sách này chỉ có thể được phê chuẩn thành luật nếu hai thành viên là Ba Lan và Hungary rút lại quyền phủ quyết đối với khung ngân sách tổng thể 2021-2027. Trước nguy cơ bế tắc kéo dài, có khả năng EU sẽ loại 2 nước này ra khỏi kế hoạch phục hồi kinh tế nếu tiếp tục có các động thái chống lại nỗ lực của khối. Tuy nhiên trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức, đặc biệt là vấn đề đoàn kết nội khối, đâu sẽ là lựa chọn của giới chức EU?
Nhắc đến thầy giáo Lê Thanh Liêm - Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam ở huyện Châu Thành A thì phần lớn cán bộ quản lý giáo dục cho đến thầy cô giáo trong tỉnh Hậu Giang đều biết. Thời gian qua người thầy giáo trẻ này đã nghiên cứu, sáng tạo nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy. Với tấm lòng tận tâm, tận lực với học trò, thầy đã được trao tặng Giải thưởng Công chúa Thái Lan. Bài viết của Tấn Phong - phóng viên Đài TNVN tại Đồng bằng sông Cửu Long.
- Covid 19 tái lây lan trong cộng đồng và câu chuyện trách nhiệm.- Loạt phóng sự: Rừng Tây Nguyên trong áp lực phải là vàng. Bài 3 nhan đề: Rừng vàng biến mất, đất vàng vào tay!- Ra mắt Tổ công tác 399 - Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thương mại điện tử.- Palestine nỗ lực “thay đổi thế trận” trong theo đuổi giải pháp hai nhà nước.- Vì sao nhiều người dân còn chưa biết Tổng Đài bảo vệ trẻ em 111?
Sau gần 90 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, dịch Covid-19 đã quay trở lại. Điều đáng nói là ca bệnh xuất phát nguồn lây từ khu cách ly, là do việc cách ly không an toàn, sự thiếu ý thức của một vài cá nhân. Từ một lỗ hổng nhỏ, để giờ đây, lực lượng chức năng đang rốt ráo chạy đưa từng phút, từng giờ, tập trung truy vết để ngăn chặn sự lây lan này trước khi Covid-19 có nguy cơ xâm nhập vào những điểm trọng yếu như bệnh viện, trường học. Kim Dung – Phóng viên thường trú tại TPHCM có bài phản ánh:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)