Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đang được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng đối tượng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về cải cách tư pháp.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc về chính sách tài khóa và tiền tệ.- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tiến tới sớm khôi phục thị trường lao động để phát triển kinh tế.- Dòng người từ Tây nguyên quay lại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tăng mạnh. Đây là nguồn lao động quý báu thúc đẩy sự phục hồi, phát triển sản xuất cho các nhà máy, doanh nghiệp sau thời gian ngừng hoạt động.- Hà Tĩnh liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá do mưa lớn sau bão số 8.- Lãnh đạo ngoại giao các nước ASEAN tổ chức cuộc họp đặc biệt, cân nhắc việc mời quân đội Myanmar dự Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào cuối tháng này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Đức bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 30.000 tỷ đồng.- Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine Sputnik V đầu tiên từ bán thành phẩm.- Bão số 6 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.- Mỹ sẵn sàng tham gia các sáng kiến "xây dựng lòng tin" với Triều Tiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của HĐBA LHQ về an ninh khí hậu, đề xuất Liên hợp quốc thiết lập cơ sở dữ liệu tổng thể về tác động đa chiều của nước biển dâng, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách ứng phó ở cấp độ toàn cầu.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.- Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine SPUTNIK V đầu tiên.- Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển loại vắc xin có khả năng ngăn ngừa được các loại biến thể của SARS-COV2
Như Đài TNVN đã phản ánh việc lao động tự do có tạm trú tại TP Hà Nội, muốn nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng từ gói 26.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 3642 của UBND thành phố Hà Nội, thì phải về nơi thường trú xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại. Thủ tục này đã gây phiền hà cho người dân bởi nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và nguy cơ lây nhiễm cao trong bối cảnh dịch bệnh diễn bến phức tạp. Về việc này, thành phố Hà Nội đã kịp thời lắng nghe và đã sửa quy định, lao động tự do tạm trú ở Hà Nội không phải về quê xin xác nhận hỗ trợ.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Theo BHXH Việt Nam, đã có trên 375.000 doanh nghiệp với hơn 11,2 triệu người lao động được hỗ trợ từ chính sách giảm đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68.
Tối nay 16/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc họp không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC bằng hình thức trực tuyến theo lời mời của Thủ tướng New zealand, Chủ tịch APEC năm 2021- Dự báo, số ca mắc và tử vong do Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ còn tăng trong những ngày tới. Vì thế, các địa phương cần đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn- Tiếp tục loạt phóng sự “Bắc Ninh, nhiều giải pháp chưa có tiền lệ để đạt mục tiêu kép”, chương trình chiều nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Duy trì thành quả, bảo vệ thành trì”- Một máy bay chở khách của Nga bị mất tích tại vùng Seberi- Sau 9 tháng tạm dừng hoạt động, Tháp Eiffel, biểu tượng của Pari, thủ đô nước Pháp mở cửa trở lại để đón khách
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)