Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là một kỳ họp đặc biệt quan trọng. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh, dịch Covid-19 vẫn đang rình rập, lũ lụt hoành hành ở miền Trung. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.365 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước thông qua các Đoàn Đại biểu Quốc hội, hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên gửi đến kỳ họp thứ 10. Những nội dung nào được cử tri đề cập? Mời quý vị bấm nghe link âm thanh chương trình chuyên đề Quốc hội với cử tri.
- Mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã làm 128 người chết và mất tích; nhiều địa phương đỉnh lũ vượt mức lũ lịch sử năm 1979 tới cả mét. Tâm điểm lũ mới nhất là Hà Tĩnh khi nước liên tục đổ dồn về hồ Kẻ Gỗ có khả năng phải phá tràn. Địa phương đang tập trung sơ tán dân phòng kịch bản xấu nhất. Phóng viên Đài TNVN có mặt tại hiện trường sẽ thông tin trực tiếp.- Trong lúc này, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân trên cả nước đang hướng về đồng bào miền Trung với các hoạt động thiện nguyện cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho đồng bào nơi đây.- Khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Trong phiên họp trù bị, Quốc hội sẽ dành một phút mặc niệm liệt sĩ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Man và chia sẻ với sự mất mát của đồng bào, chiến sĩ do thiên tai.- Từ hôm nay dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng chính thức được công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Nhân sự kiện này, trong Chương trình có bình luận: Ý đảng hòa quyện với lòng dân trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Ngày mai, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 khai mạc. Đây là kỳ họp cuối năm và cũng gần cuối nhiệm kỳ nên nhiều vấn đề về công tác nhân sự, công tác lập pháp, về giải pháp phát triển kinh tế xã hội được cử tri và nhân dân quan tâm. Cử tri mong muốn Quốc hội, Đại biểu Quốc Hội thể hiện trọng trách đại diện trong từng quyết sách, dõi theo, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
- Hồi sức cho cây trồng sau ngập lũ - Nông dân Hậu Giang với nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. - Vai trò của Hợp tác xã trong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu; - Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới bền vững, văn minh - Xử lý hình sự nếu khai thác hải sản trái phép; - Cấp hạn ngạch để ngành thuỷ sản phát triển bền vững
- Nhiều Đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến hành khai mạc chính thức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 20202-2025.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.- NutiFood là thương hiệu sữa Việt đầu tiên vừa "lên kệ" tại Hệ thống siêu thị Walmart, Mỹ.- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp tục khẩn trương tìm kiếm các thi thể, người mất tích trong vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 và trạm Kiểm lâm 67.- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo: miền Trung tiếp tục mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới với 'hình thái tổ hợp đa thiên tai'.- Iran tuyên bố quyền được tự do mua bán vũ khí từ ngày 18/10 này bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ.- Nga cấp phép loại vắc xin ngừa Covid-19 thứ hai, mở ra cơ hội tiêm chủng rộng rãi cho người dân nước này trong bối cảnh các ca nhiễm mới liên tục thiết lập kỷ lục
Chương trình giáo dục phổ thông mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng khi ngày đêm phụ đạo con em mình mà vẫn lo không theo kịp chương trình. Dù Bộ giáo dục và đào tạo cho biết, chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, song hôm qua Bộ cũng đã phải ban hành công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, không giao thêm bài tập về nhà. Vậy chương trình lớp 1 có quá nặng với học sinh? Nếu có thì khắc phục theo cách nào? BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Thế giới đang nóng lên ở mức báo động, và ngày càng phải hứng chịu nhiều thảm họa, từ cháy rừng, bão lũ cho tới mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế. Trước tình hình đó, mới đây Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động để ứng phó với các vấn đề về khí hậu.
- Năng lực dự báo thời tiết của nước ta hiện nay ra sao?- Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động để ứng phó với các vấn đề về khí hậu.- Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sau năm 2020 nên tổ chức thế nào?
- Hợp tác thúc đẩy phát triển nền tài chính ASEAN và vai trò của Bộ Tài chính Việt Nam trong năm nay.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến giao dịch của mặt hàng kim loại quý trên thị trường thế giới và khuyến nghị với nhà đầu tư.
Phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu tối qua (theo giờ Việt Nam) không như thường lệ, vì đại dịch Covid-19 đã buộc các cuộc họp hàng năm phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện bớt đi sức nóng, bởi những vấn đề quốc tế hệ trọng tiếp tục được “xới xáo”. Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên hợp quốc, thay vào đó, họ phát biểu qua video được ghi âm trước. Sự kiện tối qua tại Liên hợp quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có bài phát biểu với nhiều thông điệp đáng chú ý.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)