Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, ngày 1/9, cùng với học sinh toàn tỉnh, hơn 19.000 học sinh ở huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk) sẽ bước vào năm học mới 2021 - 2022. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kế hoạch giảng dạy đã được ngành chức năng địa phương chuẩn bị chu toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Từ ngày 29/8 tới, các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 sẽ thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Hiện các trường đại học đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển để thí sinh tham khảo trước khi điều chỉnh nguyện vọng. Dù mức điểm nhận hồ sơ đã được nhiều trường tính toán dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp, gần nhất với điểm chuẩn trúng tuyển dự kiến, nhưng sẽ có một số ngành có mức điểm trúng tuyển thực tế sẽ cao hơn. Vì thế thí sinh cần cân nhắc để thay đổi nguyện vọng xét tuyển phù hợp với điểm thi và có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Đoàn công tác gồm hơn 200 cán bộ, bác sĩ, sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng tiếp tục lên đường vào TP Hồ Chí Minh hỗ trợ các đồng nghiệp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022 của Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, học sinh cấp trung học sẽ tựu trường vào 1/9, Tiểu học ngày 15/9 và hoàn thành tổ chức biên chế các lớp trước 5/9.
Năm học mới đã bắt đầu, học sinh tại nhiều tỉnh, TP đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS-SV và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các cơ sở GD giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang khó khăn. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và dai dẳng đã tác động đến "túi tiền" của mọi người dân, nhiều gia đình không có hoặc thu nhập giảm mạnh, khiến vấn đề học phí trở thành gánh nặng tài chính với không ít gia đình trước thềm năm học mới, đặc biệt với những trường ngoài công lập – nơi có học phí lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi kỳ. Năm học này là năm thứ hai học sinh nhiều tỉnh, thành phố bị gián đoạn vì COVID-19, chuyển sang học online. Thế nhưng, một số cơ sở giáo dục khi chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ hẳn vẫn thu đủ học phí hoặc giảm không đáng kể. Học phí trở thành vấn đề “nóng” những ngày qua. Thu học phí thời COVID-19 thế nào là đúng và đủ? PGS TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Giám đốc Học Viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này.
Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ?- Cần Thơ: “Vùng đỏ” từng bước nhường chỗ “Vùng xanh”.- Gỡ khó nhiều dự án truyền tải điện quốc gia đầu tư bằng nguồn vốn ODA.- Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Afghanistan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 22 về đánh giá học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thông tư này có nhiều điểm mới trong đánh giá kết quả học tập của học sinh và được các giáo viên, nhà quản lý nhận định là tiến bộ, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời sẽ hạn chế được tâm lý “môn chính, môn phụ” trong dạy và học.
Chỉ còn hai tuần nữa năm học mới 2020-2021 sẽ bắt đầu theo khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT. Để chuẩn bị cho năm học mới, trong văn bản chỉ đạo về việc cung ứng sách giáo khoa (SGK), Bộ GD-ĐT yêu cầu các NXB phải cam kết cung ứng đủ số lượng SGK và hoàn thành việc đưa SGK đến các địa phương, cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, giáo viên trước khi năm học mới bắt đầu. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, nên việc việc đảm bảo SGK cho học sinh đang là thách thức lớn với toàn ngành giáo dục. Việc chậm có SGK, đặc biệt là SGK mới để học tập gây thiệt thòi cho nhiều học sinh.
Vaccine ngừa COVID-19 được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của khoa học hiện đại mở ra cơ hội cho thế giới chống lại đại dịch COVID-19 cũng như mở ra hi vọng về sản xuất vắc-xin cho hàng loạt các bệnh hiểm nghèo khác trong một tương lai không xa. Và đằng sau những thành tựu thần tốc làm thay đổi cả thế giới này có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học nữ, được vinh danh là “ mẹ đẻ của vắc-xin COVID-19” hay “ nữ anh hùng cứu thế giới”, đang trở thành nguồn cảm hứng cho các bé gái trên toàn cầu theo đuổi ngành khoa học, vốn nam giới luôn chiếm nhiều ưu thế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự cuộc họp trực tuyến Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 khai mạc sáng nay với chủ đề ''Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025'' Từ sáng nay 23/08, nhiều địa phương tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó TP. HCM sẽ thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu “ai ở đâu ở đó”, để sớm khống chế được dịch trước ngày 15/9 Rạng sáng nay 23/08, theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức cuộc họp báo tại Nhà Trắng về tình hình tại Afghanistan, trong đó cam kết sẽ đưa bằng được công dân Mỹ và những người dân Afghanistan an toàn rời khỏi quốc gia Nam Á này Trong khi đó, Taliban cho biết sẽ sớm công bố bộ máy Chính phủ mới ở Afghanistan
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)