Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến nhiều bạn trẻ của Việt Nam đang có dự định du học nghề tại Đức thời gian qua bị ngưng trệ. Vậy hiện tại du học nghề tại Cộng hòa Liên bang Đức có thông tin gì mới? - Khách mời: Ông Vũ Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty Thương mại HTC
Từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật với các hình thức thi ca, nhạc họa, phim ảnh…luôn được giới văn nghệ sĩ sử dụng như cách để hướng công chúng tới một xã hội tốt đẹp với chân-thiện-mỹ, bảo vệ sự thật , tránh xa cái xấu, cái ác. Tuy nhiên thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng mạng xã hội và môi trường Internet, đưa lên đó những sản phẩm mượn mác văn học nghệ thuật với mục tiêu đả phá thành quả chống dịch Covid 19, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đáng tiếc là một bộ phận công chúng hời hợt, nhẹ dạ cả tin lại chia sẻ những “sản phẩm lỗi” này như một cách tiêu khiển, giải trí giữa mùa dịch, phủ nhận công sức đóng góp của những người tham gia chống dịch. Vậy cần làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi những sản phẩm “đội lốt” văn học nghệ thuật đó?
Trường Cao đẳng Đường sắt, thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải là một trong những nơi đào tạo miễn học phí cho người học một số ngành về tàu hỏa và cam kết làm việc ngay sau khi ra trường. Khách mời: ông Phạm Văn Chánh - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt:
Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật là giải thưởng lớn dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức; động viên, khuyến khích các tài năng tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Gần 25 năm qua kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã trải qua 5 đợt với hơn 140 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao. Năm 2021 này, sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, giới điện ảnh đang được phen xôn xao khi đạo diễn NSND Trần Văn Thủy “trượt” khỏi danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất cứ giải thưởng nào, bên cạnh chất lượng thì cũng phải xem xét đến uy tín. Không ai nghi ngờ những tác phẩm đã được trao giải, nhưng liệu còn bỏ sót tác phẩm xứng đáng? Đằng sau đó là sự khoa học của các tiêu chí, sự chuẩn xác và công tâm khi thẩm định. Đây cũng chính là vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm trong vòng 5 năm trở lại đây mỗi khi Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước công bố danh sách hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu về VHNT: Áp lực và trách nhiệm với “ghế nóng”- Không để đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19.- Chuyến công du quan trọng cuối cùng tới Mỹ của Thủ tướng Đức.- Cảnh báo về tình trạng tiêm chủng ở trẻ em giảm xuống trong dịch Covid-19.
Sau kỳ thi THPT Quốc gia, căn cứ vào kết quả điểm thi học sinh sẽ lựa chọn ngành học, bậc học Đại học, Cao đẳng để theo học tiếp. Trên cơ sở điểm thi để lựa chọn học ngành gì, bậc đào tạo nào cho phù hợp là điều học sinh và cả các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt và người học cần cân nhắc kỹ. Khách mời: ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Thời điểm này học sinh cả nước đang chuẩn bị bước vào kỳ thi cao đẳng, đại học. Dù đã lựa chọn ngành nghề cũng như khối trường để thi nhưng không ít học sinh vẫn băn khoăn: Nên theo học ngành gì hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm gì? Đồng hành cũng những trăn trở của học sinh và các bậc phụ huynh, hôm nay thầy giáo Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tham gia chương trình bàn luận về chủ đề này.
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)