Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, kết nối tới hơn 9.000 điểm cầu từ các xã, phường đến quận, huyện, tỉnh, thành phố trên toàn quốc.- Lấy quận 7 và huyện Củ Chi làm điểm, TPHCM chuẩn bị chuyển sang chiến lược sống trong điều kiện mới.- Một năm học mới bắt đầu với những lễ khai giảng đặc biệt có khoảng cách nhưng không xa cách”, “ dừng đến trường , nhưng không dừng học”… diễn ra trong bối cảnh cả nước dồn mọi nguồn lực để chống dịch bệnh.- Cán bộ, phóng viên Đài TNVN với tâm thế “dấn thân”, đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch Covid-19.- Sau 3 tuần nắm chính quyền Afghanistan, lực lượng Taliban không thể công bố được thành phần chính phủ mới theo kế hoạch.- Hôm nay, người dân Australia chào đón “Ngày của Cha” trong không gian đặc biệt ngay trên đường biên giới hay bên hàng rào ngăn cách.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với công tác phòng chống dịch, thành phố Cần Thơ còn chú trọng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm ngoái, công nghệ đã chứng minh vai trò hữu hiệu trong trợ giúp ngành y tế và các ngành liên quan trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh với hàng loạt nền tảng được xây dựng, phục vụ công tác khai báo y tế, truy vết, quản lý cách ly, quản lý tiêm chủng... Các nền tảng công nghệ còn liên tục được phát triển, bổ sung để theo sát yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch. Thời gian gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp buộc các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều nền tảng công nghệ mới đã ra đời nhằm kết nối thông tin, hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong vùng dịch. Vậy làm thế nào để các nền tảng công nghệ có thể phát huy hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong dịch bệnh? Cùng khách mời là ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Netnam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Thực hiện hỗ trợ chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid 19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, đến thời điểm này, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức chi hỗ trợ cho hơn 105 ngàn người/tổng số hơn 123 ngàn đối tượng với số tiền gần 84 tỷ đồng.
Nhằm san sẻ khó khăn với sinh viên bị kẹt lại Cần Thơ trong thời gian giãn cách xã hội, các thầy, cô của một số trường Đại học trên địa bàn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, kịp thời, giúp các em an tâm vượt qua đại dịch. Hoạt động ý nghĩa này đã nhận được nhiều sự tham gia, đồng hành của các mạnh thường quân trong và ngoài trường.
Sáng 27/8, gần 200 bác sĩ, nhân viên y tế các bệnh viện tại khu vực miền Trung lên đường tăng cường cho các tỉnh thành phố, phía Nam chống dịch Covid-19. Có những bác lần thứ 2 xung phong vào các tâm dịch làm nhiệm vụ. Cũng có những nữ bác sĩ phải gửi con nhỏ về quê cho ông bà ngoại, xung phong vào điểm nóng chống dịch. Ai cũng xác định đi vào Nam lần này là mệnh lệnh từ trái tim, không xác định ngày về, góp sức cùng đồng nghiệp các tỉnh phía Nam kiểm soát dịch bệnh.
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều sinh viên ở các địa phương đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn vướng các chương trình học, lịch thi nên không kịp về quê. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các em đã yên tâm ở lại Đà Nẵng và chủ động phòng chống dịch.
Những ngày gần đây, Huyện đoàn U Minh, tỉnh Cà Mau vận động đoàn viên thanh niên, người dân trên địa bàn góp lương thực, thực phẩm để gửi đến người dân TP.HCM. Trên tinh thần sẻ chia, bà con có những bó rau, con cá cũng gửi chuyển giúp.
Những ngày này, đâu đó chúng ta vẫn đọc trên mạng xã hội hoặc nghe một số người than phiền về việc chậm được hỗ trợ, việc hàng tháng ăn mỳ tôm hay bữa đói bữa no, việc nhờ đi chợ giùm mà chưa thấy ai giao hàng…. Thực tế ở TP.HCM cũng còn những trường hợp như vậy vì nhiều lý do. Nhưng trên tất cả, vào thời điểm này, gần như những trường hợp khó khăn được hỗ trợ rất kịp thời, nhất là khi chính người khó khăn liên lạc đúng chỗ tiếp nhận thông tin như: Tổng đài 1022, đường dây nóng của hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP và các quận huyện, xã phường. Đồng thời, bắt đầu từ ngày 23/8, khi có lực lượng quân đội được phân công về tận xã phường để cùng chăm lo đời sống cho dân và phòng chống dịch, thì sự hỗ trợ này lại càng nhanh chóng và kịp thời hơn
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)