Dịch Covid-19 tác động mạnh đến quá trình dịch chuyển lao động phổ thông, lao động từ vùng dịch trở về. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang rà soát số lượng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch. Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu, tay nghề của người lao động để phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp, bảo đảm ổn định đời sống:
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Cùng gặp gỡ-trao đổi với đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nhìn lại hoạt động này hơn 10 năm qua.
Online Friday 2021 và chuỗi sự kiện thương mại điện tử lớn nhất năm: Ưu đãi đến 100%.-Doanh nghiệp và nhà trường: cần tiêu chí rõ ràng để có nhân lực chất lượng.-Áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Covid19 xuất hiện tới nay đã gần hai năm, gây ra nhiều biến cố - tác động mọi hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục, đào tạo - giáo dục nghề nghiệp. Với đặc thù 80% thực hành, 20% lý thuyết, ngành giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều thách thức, khi công tác giảng dạy trực tiếp ngưng trệ, thu nhập-đời sống của gần 84 nghìn nhà giáo bị ảnh hưởng. Ngọn lửa đam mê có thể tiếp diễn như thế nào và đâu là động lực cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hiện tại? Nhân kỷ niệm 39 năm, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ông Trần Minh Thịnh – Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
-Doanh nghiệp Đắk Lắk tăng tốc đón đầu sức mua cuối năm. -“Tiếp biến” văn hoá doanh nghiệp: Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế.-Nền kinh tế thiếu lao động kỹ năng cao: cần chính sách hỗ trợ, cần doanh nghiệp phối hợp đào tạo
Covid19 đã khiến cho hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ-gián đoạn. Dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp nỗ lực tiếp cận-triển khai dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù gần 80% thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản. Đó là ví dụ điển hình cho thấy ngành giáo dục nghề nghiệp đang có những bài toán khó, cần lời giải: bài toán tuyển sinh hậu Covid; bài toán đổi mới phương pháp giảng dạy; bài toán tư duy quản lý trong tình hình mới – khi chuyển đổi số được khẳng định là “tất yếu”. Chuyên gia của bạn hôm nay, mời quý vị cùng Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tìm hiểu nội dung này, nhìn nhận vai trò từng nhân tố trong nỗ lực chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp.
Ngày 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo xây dựng “Khung đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”, thảo luận các nội dung cơ bản, hướng tới chuyển đổi số toàn ngành. Khung đề án hướng tới mục tiêu có khoảng 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển đối số hoàn toàn, 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nền tảng giáo dục nghề nghiệp trực tuyến vào năm 2025. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là việc không dễ nhưng là xu hướng chung-bắt buộc, cần được nghiên cứu càng sớm càng tốt. Xác định một số lĩnh vực ưu tiên hành động và chủ trương Thành lập Ban chỉ đạo triển khai chương trình chuyển đổi số từ cấp cơ quan quản lý – Cấp Bộ Lao động Thương binh và xã hội - là đúng đắn, cần thiết, trong tiến trình này.
- Kích cầu ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19: Tặng du khách 1 triệu đồng/ tour, liệu có vực dậy thị trường du lịch?- Hành trình làm thay đổi nhận thức về học nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp.- Câu chuyện hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông nhiễm HIV/AIDS.
Gần 87 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã-đang trao truyền cảm hứng học nghề-lập nghiệp-tỏa sáng tương lai cho hàng triệu học viên cả nước. 20/11 hàng năm là dịp tri ân những người thầy-người cô trên mọi giảng đường; cũng là thời điểm nhắc nhớ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát huy hơn nữa vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Dòng chảy sự kiện hôm nay, xin mời quý vị, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ-trò chuyện với những nhân tố nổi bật của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – một cấu phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiều bạn trẻ có học lực khá, giỏi đã quyết định chọn học nghề ngay từ đầu, thay vì nhiều năm theo đuổi ước mơ vào đại học - Thực tế khẳng định tư duy chọn trường, chọn nghề đã-đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Câu chuyện ở trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang góp phần lý giải thực tiễn này. Với rất nhiều học viên theo học chương trình 9+ ; 90% học sinh ra trường có việc làm, thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng một tháng, đây là điểm sáng thu hút học viên, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)