Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh đồ gỗ cổ và chế tác đồ gỗ giả cổ tại đất Hà Nội, anh Trần Đức Thuấn từng trải qua nhiều công việc kinh doanh khác nhau trong các ngành viễn thông, nội thất gương kính, công nghệ thông tin… nhưng cuối cùng anh lại chọn đồ gỗ để quay về. Và anh quyết định thành lập Công Ty TNHH Công Thương Hưng Long từ năm 2000. Hơn 20 năm trăn trở với thương trường, anh đã gắn bó tên tuổi của mình với ngành đồ gỗ nội thất và con đường đi đến thành công của hôm nay với không ít gian truân. Đây cũng là ý chí và những quyết tâm cháy bỏng để anh thực hiện ước nguyện của đời ông cha để lại “Con phải giữ bằng được nghề làm đồ gỗ cho quê hương”. Trong chuyên mục Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quí thính giả cùng gặp gỡ với doanh nhân Trần Đức Thuấn với những chia sẻ về hành trình xây dựng một thương hiệu Việt và bí quyết để giữ nghề làm đồ gỗ.
- Gỡ khó nông nghiệp đô thị ở TP HCM. - Bảo vệ đàn vật nuôi bằng giải pháp vắc xin. - VietGAP giúp cam sành Hà Giang hội nhập. - Chăm sóc cây rau màu vụ đông. - Nhà nông và xu hướng sản xuất nông sản an toàn.
- Cao Bằng: Nóng chuyện nhập cảnh trái phép.- Người góp phần nâng cao hiệu quả cho đồng ruộng Hưng Yên.- Vụ máy bay rơi ở Indonesia và vấn đề an toàn hàng không.- TPHCM kỳ vọng đột phá về giao thông trong năm 2021.- Tiền Giang: Đê biển Gò Công vững vàng trong phòng chống bão lụt.- Châu Âu tăng cường quản lý việc xuất nhập khẩu rác thải nhựa từ năm 2021.
Cụ thể hóa Luật Thủy sản 2017, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nghị định, thông tư, trong đó có quy định ngày 1/4/2020 là thời hạn cuối cùng bắt buộc ngư dân phải lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ở các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Vậy nhưng tính đến thời điểm này, đã gần 8 tháng sau thời gian quy định, việc lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá tại không ít địa phương vẫn chưa đạt 100% mục tiêu đề ra. Vì sao lại có độ trễ trong việc triển khai thực hiện quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình? Việc thực hiện còn những khó khăn, vướng mắc gì? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Cần công khai danh tính 193 người "mua bằng" của Đại học Đông Đô.- Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình – điều kiện gỡ thẻ vàng.- Toàn cảnh kinh tế thế giới 2020: Sáng - tối đan xen!- Vai trò tiên phong: Những người lính thời bình.- Vì sao Bình Dương xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?.- Cuộc chiến với những tin giả về vắc xin Covid-19 trên mạng xã hội.
Vốn đầu tư công năm nay không chỉ là vốn “mồi” mà đã trở thành nguồn lực chính thúc đẩy phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19. Chuyển biến này góp phần giúp tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay có thể đạt mức tăng trưởng từ 2,5 đến 3% trong khi các nước đều suy giảm mạnh, thậm chí tăng trưởng âm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp thúc giải ngân vốn đầu tư công nhưng tiến độ vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Vậy cần chú trọng những giải pháp nào để tăng tốc độ giải ngân cho năm 2021? Đây là nội dung tiếp theo của loạt bài: Đầu tư công 2020 & câu chuyện giải ngân - Gỡ “nút thắt” tạo bước chuyển cho giai đoạn tới.
- Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng mạnh. - Yên Bái nâng cao chất lượng bảo vệ rừng. - Liên minh HTX góp phần lan tỏa mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị. - Hướng dẫn nhận biết và phòng trừ nhện gié gây hại trên cây lúa.
Thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ở nước ta được triển khai cách đây khoảng 20 năm. Giai đoạn 10 năm, từ năm 2000-2010, các dự án thực hiện theo các Nghị định số 77/1997; Nghị định số 78/2007 của Chính phủ. Giai đoạn này, mặc dù các dự án được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP không nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp tháo gỡ nhằm hiện thực hóa mục tiêu thu hút nguồn vốn xã hội vào đầu tư hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là gì? “Câu chuyện thời sự” của Đài TNVN hôm nay bàn về vấn đề này, với chủ đề: “Phá băng thị trường PPP – góc nhìn từ chuyên gia tài chính”. Khách mời là PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính
Sau bão số 9, mặt hồ Thủy điện Đắk Mi 4 ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam bị lượng lớn gỗ, củi, rác và nhiều vật dụng của người dân bị lũ cuốn trôi lấp kín. Những ngày qua, một số người dân bất chấp nguy hiểm đi dọc lòng hồ tìm kiếm, trục vớt gỗ, củi và đồ dùng sinh hoạt. Chính quyền huyện Phước Sơn yêu cầu các ngành chức năng có phương án thu gom củi gỗ, đồng thời ngăn cấm người dân vớt củi gỗ, tránh thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
- Quốc hội thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và công tác phòng chống tham nhũng, cùng một số nội dung quan trọng khác.- Từ 7 giờ sáng nay hồ Kẻ Gỗ tăng lưu lượng xả tràn nhằm giảm mạnh nước trong hồ để chủ động đón bão lũ trong những ngày tới.- Một thủy điện ở Kon Tum tích nước trái phép giữa mùa mưa lũ gây ngập úng diện rộng.- 2 tháng sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp còn bỡ ngỡ. Thực tế này cho thấy, các bộ ngành địa phương, Hiệp hội cần đẩy mạnh thông tin hơn nữa cho doanh nghiệp nắm bắt.- Đối phó với bão Molave, Philippines sơ tán hàng nghìn người dân và đình chỉ giao thông đường biển.- Thủ tướng Bungary là nhà lãnh đạo tiếp theo ở châu Âu mắc Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)