- VN-Index công phá mốc 1.000 điểm.- Siết hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.- Tuần này, có 25 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng.- Giá dầu thô vẫn duy trì đà tăng.
"Lợi ích nhóm" theo hướng tiêu cực là lợi ích cục bộ của những đơn vị, địa phương, của những nhóm người, xung đột, mâu thuẫn và gây thiệt hại lợi ích chung của nhân dân, của xã hội và quốc gia, dân tộc, cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội, làm suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước v.v...Những hệ lụy lớn mà lợi ích nhóm tiêu cực gây ra, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và mỗi người dân
Thiếu kiến thức pháp luật khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thậm chí phải ngừng hoạt động, phá sản vì vi phạm pháp luật. Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế với việc nước ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế…, việc doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nắm bắt và chấp hành tốt pháp luật trong nước cũng như các cam kết quốc tế cũng chưa nhiều. Tại sao doanh nghiệp hiểu biết pháp luật còn hạn chế? Có những bất cập gì trong hoạt động tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp hiện nay? Đây là nội dung của câu chuyện thời sự hôm nay. Khách mời của chương trình là ông Đậu Anh Tuấn, trưởng Ban pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Mặc dù nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng, triển khai, nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn thấp. Những nút thắt nào đang cản bước doanh nghiệp? Giải pháp để tăng thu hút đầu tư, giúp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công? Đây là nội dung chúng tôi phân tích trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Hiện nay trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh thành lân cận. Các Trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn các tỉnh thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu mô hình đào tại Trường Đại học Thái Bình, tại tỉnh Thái Bình và sự liên kết với các doanh nghiệp trong sử dụng nhân lực qua cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN với bà Nguyễn Thị Kim Lý, Hiệu trưởng trường ĐH Thái Bình.
- Quỹ nội - Quỹ ngoại bắt tay khơi thông vốn cho startup Việt.- Ngành hàng cà phê đổi mới, sáng tạo để hội nhập.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung “Nhiều rào cản tác động tiềm năng phát triển thương mại điện tử”
Trong phiên thảo luận về công tác tư pháp, phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng năm 2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, câu chuyện sân sau của doanh nghiệp lại một lần nữa được các Đại biểu Quốc hội nêu ra. Qua vụ nâng khống giá thiết bị y tế vừa qua của một số doanh nghiệp, gây bức xúc dư luận, Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng đặt ra câu hỏi: Vậy những doanh nghiệp đó là ai? Có phải là sân sau của một vài người? Doanh nghiệp sân sau của quan chức không phải là vấn đề mới, đã nhiều lần được vạch mặt chỉ tên nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Các doanh nghiệp đó cứ âm thầm tồn tại, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, khiến xã hội bức xúc. Chúng tôi bàn luận cùng vị khách mời là Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội sâu hơn về nội dung này.
- Làm rõ câu chuyện “nhận bò thêm lo” ở Điện Biên.- “Doanh nghiệp sân sau” và những hệ lụy tiêu cực: Làm sao để ngăn chặn?- Bầu cử Tổng thống Mỹ trước giờ G – thế trận giằng co!- TPHCM: Chuyển đổi số tạo cơ hội cho doanh nghiệp làm dịch vụ công cho chính quyền.- Tổ chức khí tượng thế giới dự báo nguy cơ La Nina mạnh lên trong năm nay.- Người đảng viên trẻ nặng tình với đồng bào miền Trung.
- Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển.- Doanh nghiệp dệt may: chủ động thích ứng trong tình hình mới.- Marketing online: giải pháp giúp phục hồi tăng trưởng sau đại dịch.
- 4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN- PV ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC về vai trò đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước- Tái cơ cấu DNNN - nâng cao vai trò quản trị doanh nghiệp nhìn từ thực tiễn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)