- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
Trên “mặt trận” chống dịch Covid-19, nước ta đã có những thắng lợi ban đầu. Chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Yếu tố then chốt cho sự phục hồi, đột phá kinh tế sau dịch Covid-19, bên cạnh những gói hỗ trợ, “cấp cứu” kịp thời, thì chính là việc đẩy mạnh cải cách thể chế kinh doanh trong tình hình mới. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.
- Thêm một ngày nữa nước ta không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Khoảng 20 chuyên gia nước ngoài đi chuyên cơ đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) hôm nay và sẽ được đưa đi cách ly tại các khách sạn có tính phí.- Bắt đầu từ hôm nay, nhiều khu cách ly của TPHCM vận hành trở lại, sẵn sàng tiếp nhận người nhập cảnh.- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương khẩn trương rà soát, thẩm định lại việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid-19.- Bộ Công Thương lại kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ ngày 1/5 tới. Trong khi đó, từ hôm nay, doanh nghiệp có thể tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo với hạn ngạch hơn 53 nghìn tấn trên hệ thống của hải quan.- Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 3 triệu với hơn 211 nghìn ca tử vong.- Giới chức Hàn Quốc kêu gọi thận trọng khi đưa tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bối cảnh có nhiều đồn đoán xung quanh tình hình sức khỏe của người đứng đầu đất nước này.- Bình luận về sự cần thiết phải cải cách thể chế kinh tế, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
- Nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu nông sản từ chất lượng giống.- Hướng đi nào cho tiêu thụ vải thiều trong dịch Covid-19?- Phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Sơn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên lúa.- Tỉnh Lai Châu tập trung khắc phục thiệt hại do mưa đá, giông lốc.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã đẩy quan hệ quốc tế vào tình huống và tình trạng chưa từng thấy trước đó. Nó không chỉ đảo lộn nghị sự chính trường thế giới, mà còn báo hiệu những thay đổi không nhỏ trong các mối quan hệ quốc tế hậu dịch bệnh. Đặc biệt dịch Covid-19 còn là thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy tái cấu trúc quá trình này vốn đang vấp phải sự phản đối từ trước khi dịch bệnh xuất hiện. Bình luận của Biên tập viên Đài TNVN.
- Nâng khống trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?- "Lady Gaga” được mệnh danh là Nghệ sĩ vì cộng đồng.- Nghề rèn truyền thống người Mông ở Chế Cu Nha, tỉnh Yên Bái.- Bác sỹ Viện Bỏng Quốc gia và tình nguyện viên với “cây ATM mì tôm" – sẻ chia yêu thương, ấm áp tình người trong mùa dịch.
Trong bối cảnh cả nước đang chung tay, đồng lòng ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, người dân, doanh nghiệp nhường cơm, sẻ áo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (Gọi tắt là CDC) đã thông đồng với 1 số cá nhân nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống xét nghiệm Covid-19. Đây là vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm trong ngày vừa qua. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. Lực lượng chức năng đồng thời khởi tố và bắt bị can Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và 6 bị can khác. Cùng đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các lệnh trên. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Câu hỏi đặt ra là, đâu là kẽ hở khiến những đối tượng này dễ dàng trục lợi, có hay không hàng loạt tỉnh thành phố khác có liên quan đến vụ việc này. Làm gì để kiểm soát được tình trạng trục lợi tương tự? Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi với khách mời là ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ với chủ đề: "Nâng khống giá trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?".
Hôm nay (24/4), khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo bước vào tháng lễ Ramadan. Đây là tháng lễ Ramadan khác biệt với tất cả những tháng lễ trước mà họ đã từng trải qua do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội trong thời điểm các hoạt động xã hội là điều thiêng liêng nhất.
- Ý thức, trách nhiệm công dân trong phòng chống dịch: Đôi điều cần nói.- Tiếp nhận giải quyết tin báo tội phạm không thấu tình đạt lý - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người ngay sợ kẻ gian” - nhìn từ thực tế vụ án Đường Dương ở Thái Bình.
Vui mừng, phấn khởi là cảm xúc chung của rất nhiều người khi chỉ thị cách ly toàn xã hội cơ bản được bãi bỏ trên phạm vi cả nước, sau 3 tuần thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid 19. Tuy vậy, cùng với niềm vui, liệu người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)