có lẽ, chưa bao giờ kinh tế-xã hội của nước ta lại trải qua những tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố khách quan không thể lường trước như đại dịch Covid 19. Từ yêu cầu bắt buộc thực hiện giãn cách xã hội đến nới lỏng hình thái này, và rồi bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Tất cả đều có sự thay đổi, với những khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội, thuận lợi đan xen. Đáng chú ý, nếu như trước kia, những thông tin về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến… chưa được nhiều người quan tâm, coi trọng, thậm chí còn cho là viễn cảnh xa vời, thì nay nhiều hình thức sơ khai của công cuộc số hóa đã xuất hiện trong từng ngôi nhà, trở thành công việc thường ngày của mỗi cá nhân, theo một cách thức tự nhiên nhất. Nhiều phương thức ứng dụng mới đã và đang hình thành từ những đòi hỏi cũ. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tiến tới nền kinh tế số. Vậy nhưng cần làm gì trong tiến trình này để giúp phục hồi nhanh và bền vững nền kinh tế?
- Cơ hội từ Hiệp định EVFTA trước biến động của đại dịch covid-19.- Nam Định: Triển khai các giải pháp cấp điện mùa cao điểm nắng nóng.- Hành vi chụp giật trong dịch vụ du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hè đang gõ cửa nhiều quốc gia Bắc bán cầu. Trong cái nắng nóng của mùa hè, nằm dài trên bãi cát ngắm biển hay hòa mình vào làn nước biển trong mát là niềm mơ ước của người dân nhiều nơi trên thế giới sau một thời gian dài ngồi nhà vì phong tỏa. Tuy nhiên làm thế nào để vui chơi mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, trong bối cảnh nhiều nơi vẫn lo ngại nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể xảy ra, khiến nhiều quốc gia phải đưa ra các hướng dẫn phòng dịch tại bãi biển. BTV Phạm Hà thông tin:
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:
- Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy.- Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?- Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu.- Bài 2 trong loạt bài “Đại dịch Covid 19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển.- Tổ chức y tế thế giới WHO thành lập Quỹ WHO
Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
Hơn một tháng qua, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới nào trong cộng đồng. Đây là điều đáng mừng cho những nỗ lực của Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, khi mà các nước khác trên thế giới, tỉ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng cao thì chúng ta không được chủ quan để không xảy ra làn sóng nhiễm bệnh thứ hai, và nhất là khi Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch.
- Hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.- Doanh nhân Singapore cung cấp bữa ăn miễn phí cho lao động nhập cư khó khăn trong dịch Covid-19.- Giới thiệu về cuốn sách “Máy móc, nền tảng, cộng đồng” của hai tác giả Andrew McAfee & Erik Brynjolfsson.- Câu chuyện của nữ điều dưỡng những ngày trên tuyến đầu chống dịch.
Ngày 27/5, phát biểu tại cuộc họp một giờ của chính phủ ở Duma quốc gia Nga, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov cho biết, tổng chi phí cho các biện pháp chống khủng hoảng để hỗ trợ nền kinh tế Nga nhằm chống lại hậu quả của đại dịch Covid-19 là 3,3 nghìn tỷ Rúp. Anh Tú, phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin.
- Cửa hàng trang sức ở thủ đô Amman - Jordanie thiết kế thời trang mới lạ dựa theo chủ đề COVID-19.- Doanh nhân Singapore cung cấp bữa ăn miễn phí cho lao động nhập cư khó khăn trong dịch COVID-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)