Sáng nay (05/01), tại huyện NongBok, tỉnh Khammuan đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trường Trung cấp dạy nghề kiểu mẫu, quà tặng của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dành cho Chính phủ và nhân dân Lào.
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện - Lợi ích khi về già.- Chính sách dạy nghề tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Mở rộng thí điểm cơ chế đặc thù ở địa phương, vấn đề đặt ra.- Nhân lực khối ngành sản xuất – điều kiện cần cho khôi phục kinh tế và nỗ lực của ngành dạy nghề.- Giải pháp nào phục hồi ngành dệt may, da giày những tháng cuối năm?
Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
Để giúp những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bị tác động bởi bạo lực gia đình, buôn bán người, đối tượng chính sách, hộ nghèo… vươn lên sống tốt hơn, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận Reach đã hỗ trợ dạy nghề miễn phí và giới thiệu việc làm. Cụ thể, Reach cung cấp các khóa huấn luyện trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, làm tóc, nghệ thuật làm móng, bán hàng, marketing, thiết kế web, đồ họa cho các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và kết nối giúp họ để sớm có công việc phù hợp. Chương trình Xã hội chuyển động hôm nay đề cập nội dung này.
- Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mục tiêu của chiến lược là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Chúng ta đang ở tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội cùng các giảng viên, học viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo, với cơ hội nghề nghiệp, tương lai rộng mở hơn cho các học viên sau đào tạo nghề.
Năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, được tính bằng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, năng suất lao động của nước ta đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năng suất lao động vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng.
Sống ở nơi xa xôi cách trở với đất liền, ngoài mưu sinh bằng nghề biển, người dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM, hầu như không có điều kiện học tập thêm ngành nghề khác để cải thiện đời sống. Thấu hiểu những vất vả của bà con, nhiều năm qua, cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Thạnh An (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TPHCM) tổ chức và duy trì đều đặn các lớp dạy nghề cho dân nghèo tại đây. Sự tận tình của những người thầy mang quân hàm xanh đã giúp bà con trên đảo có thêm sinh kế ổn định cuộc sống. Vinh Quang, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài giới thiệu về lớp học này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)