Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thuế quan trong ngành xuất nhập khẩu nhôm và thép do cựu Tổng thống Donald Trump phát động năm 2018. Chính quyền Mỹ trước đó đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép châu Âu và 10% thuế đối với nhôm từ tháng 6 năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia. Châu Âu đáp trả bằng cách đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các biện pháp trả đũa lên tới gần 7,8 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Thỏa thuận vừa đạt được không chỉ là bước tiến mới cho quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU mà đó sẽ là một thách thức với Trung Quốc, nước sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới. PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Từ khi đại dịch Covid - 19 xảy ra, Đài TNVN là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của đất nước trong công tác tuyên truyền về phòng, chống Covid-19. Mỗi ngày, trên 8 kênh phát thanh, trong đó có 2 kênh phát 13 thứ tiếng dân tộc thiểu số và 13 thứ tiếng nước ngoài; 17 kênh truyền hình; 2 báo điện tử; báo in của Đài TNVN liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất về dịch Covid 19 ở trong nước và trê thế giới. Xác định là một chiến sĩ trên mặt trận thông tin, với tâm thế sẵn sàng “dấn thân”, bám sát trận địa, những cán bộ, phóng viên của Đài TNVN đã, đang và tiếp tục ngày đêm đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch, kịp thời phản ánh sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự vất vả, tận hiến của lực lượng tuyến đầu nhằm kiểm soát dịch bệnh sớm mang lại cuộc sống bình thường mới.
Sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đi, lực lượng Taliban đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul và tuyên bố giành chiến thắng. Diễn biến phức tạp về tình hình an ninh ở Afganistan đã khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
Biến thể Delta được cho là nguyên nhân gây ra làn sóng COVID-19 mới tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những thông tin sai lệch về COVID-19, vắc-xin hay phương pháp điều trị khiến cuộc chiến chống dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Cộng đồng quốc tế đang được kêu gọi kích hoạt một cuộc chiến thứ 2 đối phó với tin giả, virus đang lây lan nhanh với nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Trong suốt hai ngày qua, mạng xã hội lan truyền mức độ chóng mặt với tin đồn: "Sáng mai, Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé". Tin này được chia sẻ nhiều lần khiến người dân hoang mang. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định: Đây là thông tin bịa đăt. Trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; trong lúc Đảng và Nhà nước đang dồn sức, nỗ lực cho công tác phòng chống dịch, thì làn sóng tin đồn thất thiệt được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra, gây ảnh hưởng rất lớn đối với công tác chống dịch.
Indonesia đang ở vào giai đoạn khó khăn nhất trong đại dịch. Hơn 63.000 người Indonesia đã tử vong do Covid-19. Khi số bệnh nhân ngày một tăng thì cuộc chiến ô xy để giành sự sống cho nạn nhân Covid-19 ở Indonesia càng trở nên khốc liệt.
Nếu lực lượng y tế được vinh danh là những người anh hùng trên tuyến đầu chống dịch, những phóng viên nhà báo cũng đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Lịch sử sẽ nhớ mãi những câu chuyện về dịch Covid-19 thông qua các thông tin, bức ảnh hay thước phim chân thực của các phóng viên, nhà báo trên toàn cầu. Và để có được điều đó, rất nhiều phóng viên nhà báo sẵn sàng dẫn thân vào vùng nguy hiểm, đối mặt với rủi ro về sức khỏe và thậm chí cả mạng sống của mình...
- Cuộc chiến bảo vệ sông Cầu – Trách nhiệm không của riêng ai - Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về những giải pháp của bộ chủ động ứng phó với các sự cố môi trường - Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
Cuộc chiến chống lại khủng hoảng khí hậu là ưu tiên hàng đầu của Thế kỷ 21. Lời khẳng định này đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra trong một bài diễn văn quan trọng tại Đại học Columbia ở New York, Mỹ.
Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới. Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)