Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện. …Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “ dân chủ” “ nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng- Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.
Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp thì những hoạt động trực tuyến, số hóa trên môi trường mạng internet đã phát huy hiệu quả hơn bao giờ hết, góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Ở cấp tỉnh, Quảng Ninh là một trong những địa phương được đánh giá cao trong thực hiện "mục tiêu kép", cũng như đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp CNTT thông minh phục vụ phòng chống dịch. Quảng Ninh đã triển khai như thế nào? Nền tảng để Quảng Ninh có được những kết quả tích cực này và những kinh nghiệm được rút ra để đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ toàn diện trong đời sống, đóng góp vào mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia trong điều kiện dịch bệnh vẫn có thể kéo dài? Các vị khách mời là Bà Lê Ngọc Hân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Ông Dương Văn Hào - Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên và Bà Nguyễn Hải Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh cùng trao đổi làm rõ hơn những nội dung này
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nguồn cung vắcxin còn hạn chế, liên tục xuất hiện những chiêu trò lừa đảo mới ăn theo thời dịch bệnh. Không chỉ nhắm vào các cá nhân “nhẹ dạ cả tin”, mà nay xuất hiện thêm nhiều tổ chức, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia ngang nhiên giao bán giấy chứng nhận tiêm vắcxin giả mạo hay chào ký những hợp đồng “ma” lừa đảo mua bán vắc-xin trị giá lên tới hàng triệu đô
-Tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 ARCT-154 công nghệ Mỹ - Mang sách tới người dân ngày giãn cách
Kỷ lục 1.900 trẻ em ở Mỹ đã phải nhập viện trong ngày 14/08 do Covid-19 trong bối cảnh các bệnh viện ở khu vực miền Nam nước này đang bị quá tải do số ca nhiễm mới gia tăng, chủ yếu do biến chủng Delta.
Cùng với đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất từ trước đến nay, tỉnh Quảng Ninh đang tổ chức xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả người lao động, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, các công trường và cơ sở sản xuất trên địa bàn. Đây là biện pháp chủ động phát hiện, khống chế sớm mầm bệnh trong cộng đồng.
Nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Mặc dù việc giãn cách đã ảnh hưởng lớn đến công việc của các bác tài, thế nhưng nhiều bác tài đã tình nguyện tham gia chở bệnh nhân, các ca F0,F1 và vận chuyển lương thực hàng hoá thiết yếu đến địa điểm phong toả. “Mình không làm thì ai làm” suy nghĩ đơn giản nhưng đầy nhân văn từ các bác tài khiến ai cũng cảm phục.
Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành đồng, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.- Nhóm nghiên cứu trường đại học Cần Thơ chế tạo thành công Buồng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 di động.- Nhiều tuyến đường ở tỉnh Lai Châu bị sạt lở, tê liệt tạm thời do mưa lớn.- Thủ đô Kabul của Afghanistan đang ở giữa vòng vây của lực lượng Taliban.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong ngày 10/8, tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận 22 ca mắc Covid-19, tất cả bệnh nhân đều là người về từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đã được cách ly ngay khi về đến Hà Tĩnh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)