Trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhất là hoạt động du lịch đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, thậm chí phải ngừng hoạt động trong thời gian dài. Các doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp đã vượt qua thử thách này như thế nào? Các bước thích ứng và xây dựng kịch bản để hồi phục trở lại trong thời gian tới ra sao? Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề “Doanh nghiệp du lịch vượt khó - câu chuyện từ thực tế” trên Kênh thời sự VOV1 cùng chung mong muốn kết nối và lan tỏa thông điệp từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch hay các doanh nhân khởi nghiệp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, để ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển. Quý vị và các bạn quan tâm tới chủ đề này, hãy gọi tới số điện thoại: 02439341040 để trao đổi với khách mời của chương trình. Bây giời, xin giới thiệu khách mời của chương trình hôm nay: Chị Dương Mai Lan – TGĐ Công ty Cổ phần lữ hành và sự kiện Thuận An (Asend Traval and Media). Chị Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, GĐ Công ty Hana Group (Đà Lạt, Lâm Đồng)
Trao quyền để doanh nghiệp chủ động phòng chống Covid-19, vừa đảm bảo an toàn, vừa phát triển kinh tế, đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: Triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn với bối cảnh mới, với sự tham gia của 2 vị khách mời:- Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội khoá XV. - Bà Bùi Kim Thùy, đại diện cấp cao tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76.- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid 19 thống nhất chuyển chủ trương từ "Không COVID" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19". Phấn đấu đến 30/9 trở lại trạng thái bình thường mới- Hôm nay, diễn ra Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch COVID-19- Tổng thống Palestine yêu cầu Israel rời khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, đồng thời khẳng định, sẵn sàng đàm phán về đường biên giới với Israel trong tương lai
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.
Thời gian qua, rất nhiều ứng dụng công nghệ được gợi ý cho người sử dụng tải về thiết bị di động, để khai báo y tế, tạo mã QR, đăng ký tiêm chủng,.. Tuy nhiên, khi sử dụng cho các mục đích khác nhau, người sử dụng cần cài đặt ít nhất là 2 ứng dụng, gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu:
Dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, sức ép lớn về chi phí sinh hoạt cũng như tâm lý lo lắng đã khiến cho nhiều người lao động nghỉ việc về quê thời gian qua. Tình trạng này tạo nên nghịch lý lớn về cung cầu lao động, nhiều khu sản xuất tập trung kiểm soát được dịch bệnh bắt đầu tái sản xuất sẽ thiếu lao động nghiêm trọng. Công đoàn các cấp có biện pháp gì để hỗ trợ người lao động giảm bớt khó khăn? Đâu là những giải pháp để cung cầu lao động không bị đứt gãy trong tương lai khi có những tác động tiêu cực tương tự như Covid-19?
- Cấp mã số vùng trồng – Việc không thể chậm trễ. - Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. - Nông dân Lai Châu gặp khó trong tiêu thụ chuối xanh.
Tiếp tục chuyến công tác tại Hòa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc gặp với nguyên thủ, lãnh đạo một số nước và đến thăm công ty Pfizer.- Chính phủ yêu cầu khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19- Mỹ hy vọng cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của Nhóm "Bộ tứ" (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) diễn ra tại Nhà Trắng hôm nay sẽ đạt được tiến bộ- Trong khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên biển- Liên minh châu Âu sẽ áp dụng một bộ sạc chung cho tất cả các loại điện thoại thông minh
Sau gần 5 tháng cật lực chống dịch, đất nước bước vào một trạng thái mới khi mục tiêu chống dịch được thay đổi, từ chỗ quyết chiến thắng sang chấp nhận thích ứng và sống an toàn trong điều kiện có dịch. Một sự thay đổi mang tính nền tảng, chiến lược, khi chính phủ có những quyết định mang tính căn cơ để không chấp nhận tiếp tục cách làm cũ cho tình huống mới của công cuộc chống dịch. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Kim Phượng.
-Cần cơ chế, ưu đãi cho nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế.-Doanh nghiệp cần hoạt động trở lại, trước khi khôi phục năng lực sản xuất kinh doanh.-Nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)