Hàng loạt nhà máy Trung Quốc phải hạn chế hoặc thậm chí là tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện, cuộc khủng hoảng nhân công tại Anh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang lao đao vì tình trạng tắc nghẽn và chi phí vận chuyển leo thang. Điều này đang tác động không nhỏ đến sức phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại các chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Giãn cách xã hội để chống dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Giá cước vận tải tăng từ 3 đến 5 lần, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi… Do đó, để lĩnh vực này phục hồi trong thời gian tới, cần ứng dụng các công nghệ logistics nhằm tạo đột phá. Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện ra mắt Làng công nghệ Logistics và Tọa đàm “Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ logistics đột phá” diễn ra hôm nay. Sự kiện do Làng Công nghệ Logistics tổ chức và nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia Techfest Vietnam 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức với mục tiêu tìm ra những giải pháp công nghệ sáng tạo, đột phá trong các lĩnh vực vì sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
- Ngừng trệ sản xuất, kinh doanh do ách tắc lưu thông, vận tải – cần được tháo gỡ như thế nào? - Nỗ lực của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân trong mùa dịch.
19 tỉnh, thành phía Nam đồng loạt thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó với dịch bệnh Covid 19. Trong khi những mặt hàng như rau, củ, quả được lưu thông khá tốt thì tôm – ngành sản xuất đang mang lại giá trị kinh tế khá cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung lại đang gặp khó, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Cần khắc phục ngay những hạn chế trong công tác quản lý hóa chất.-Chủ động nguồn cung hàng hóa khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.-Dù chợ đầu mối phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo không bị đứt gãy nguồn cung hàng hóa.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong bốn tháng qua đạt gần 10 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khởi sắc trên thị trường và là tiền đề quan trọng cho việc sớm hoàn thành mục tiêu 39 tỷ USD đề ra cho năm nay. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19 cũng như việc thay đổi tâm lý của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải xây dựng những giải pháp thích ứng nhanh, để có thể phát triển bền vững, tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất - nhập khẩu gặp khó khăn, đang khiến cả thế giới phải nhìn nhận lại và thay đổi cách giao thương. Với nước ta, ngoài việc tìm đa dạng hóa hơn các đối tác để xuất – nhập khẩu, thì cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất, phục vụ tối đa thị trường trong nước. - Ý tưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kì cuối năm ngoái đã gợi mở điều này. Theo Thủ tướng, thông thường, ở nước ta, khi kích cầu tiêu dùng là đưa hàng hóa từ thành thị về nông thôn. Nhưng giờ đây, cần phải làm thế nào để hàng từ nông thôn phải đi ra thành thị nữa. Có như vậy thì mới giúp thúc đẩy sản lượng, công ăn việc làm và tăng trưởng vùng nông thôn, giúp kích cầu một cách trọn vẹn thị trường 100 triệu dân.
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
- Phát triển tài chính vi mô - góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: chủ động nắm bắt cơ hội, tự tin khẳng định thương hiệu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.-Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ bánh Trung thu “handmade”.
- Những tác động tới thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.- Phải cải cách triệt để mới tận dụng được các cơ hội từ EVFTA.- Tận dụng cơ hội từ EVFTA: cần nỗ lực tự thân, cần đột phá thể chế chính sách.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)