- Hội nghị trực tuyến “Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. 100 năm đồng hành.” - Không gian Hoa Kỳ - nơi sinh viên Việt Nam mở rộng cơ hội học tập và phát triển
Sáng nay 14/12, công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là báo cáo nghiên cứu trên phạm vi vùng kinh tế đầu tiên trong cả nước.- Bàn giao tòa nhà số 8B Lê Trực (Hà Nội) cho chủ đầu tư sau 5 năm đình chỉ xây dựng, cưỡng chế, phong tỏa để cắt ngọn.- Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên.- Sai phạm trong việc đấu thầu thu phí tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước, Tòa án nhân dân TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và 19 bị cáo khác.- Các đại cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu Tổng thống. Liệu ông Joe Biden đã nắm chắc phần thắng hay vẫn còn những yếu tố bất ngờ giúp ông Donald Trump lật ngược thế cờ?- Khoảng 400 học sinh Nigiêria mất tích sau vụ cướp tấn công trường học.- Người dân khắp châu Âu trang hoàng nhà cửa rực rỡ sắc màu ánh sáng chuẩn bị đón lễ Giáng sinh, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Chính quyền thành phố Saint.Peterburg và Ủy ban Đối ngoại của thành phố phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, 100 năm đồng hành. Phản ánh của phóng viên Anh Tú – Thường trú tại Liên bang Nga.
Thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời đột ngột ngày 9/12 đã trở thành chủ đề được quan tâm nhất trên các mạng xã hội những ngày qua. Bên cạnh mạng xã hội, từ khóa “Chí Tài” cũng đứng đầu bảng xếp hạng tìm kiếm của Google Việt Nam. Không chỉ đồng nghiệp trong giới nghệ sỹ mà rất nhiều người dân cũng bày tỏ niềm thương tiếc với sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài.Rất nhiều nghệ sĩ đã nhanh chóng có mặt tại trung tâm pháp y TP. Hồ Chí Minh để nhìn mặt nghệ sĩ Chí Tài lần cuối, thế nhưng trong đó lại xuất hiện rất nhiều các “Youtuber”, “facebooker”, “streamer”... chen lấn, hò hét bất chấp để câu view, câu like, trục lợi trên sự đau khổ của người khác. Camera vô cảm là điều chúng tôi muốn bàn đến trong câu chuyện của studio mở hôm nay cùng với khách mời là Nhà báo Ngô Bá Lục.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.- Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm và sự bất lực của chính quyền khi để bãi gửi xe trái phép mọc lên tràn lan?
- Thúc đẩy XK nông sản sang thị trường Trung Quốc - Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng khó khăn và giải pháp - Gia Lai: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vực dậy kinh tế thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh - Kiến thức chăm sóc cây ngô đông tại các tỉnh phía Bắc
Cách đây hơn 72 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc", mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi như lời hiệu triệu. Phương châm thi đua yêu nước theo Hồ Chủ tịch đó là: “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”, “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, để cùng nhau tiến bộ”. Cho tới nay, quan điểm "Thi đua không phải là ganh đua" vẫn còn nguyên tính thời sự. Vậy làm thế nào để thi đua là phát huy sáng kiến, cùng nhau tiến bộ, để thi đua không phải ganh đua? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam và Anh Nguyễn Trọng Thái, Tổ trưởng tổ sản xuất, Công trường kiến thiết cơ bản 1, Công ty cổ phần Than Hà Lầm, Vinacomin, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Anh Thái là 1 trong số hơn 2000 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10.
Từ ngày 8/11 đến nay nước ta ghi nhận 17 tiếp viên hàng không có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS CoV2 trên 5 chuyến bay. Vì sao số trường hợp lây nhiễm lại khá nhiều như vậy? Xảy ra vi phạm trong khâu cách ly tại nhà và khu cách ly của hãng hàng không Việt Nam Airline như vừa qua, đơn vị chức năng nào phải chịu trách nhiệm? Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu làm rõ vấn đề này. Phóng viên Văn Hải phản ánh:
Hàng trăm tấm bằng giả tại trường Đại học Đông Đô đã cấp cho các học viên, trong đó có 55 trường hợp sử dụng bằng này để học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ là câu chuyện gây bức xúc dư luận thời gian qua. Bằng thật, học giả, bằng giả, học giả có phần phổ biến thời gian qua là hệ lụy của quá trình tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức đang đòi hỏi quá nhiều loại bằng cấp. Khi mua những văn bằng, chứng chỉ, công chức, viên chức mua được sự yên tâm, mua được sự hợp lệ và bước qua được điều kiện, thậm chí là “cửa ải” đầu tiên trong cuộc chạy đua tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm. Liệu bỏ tiền ra mua, sở hữu trong tay tấm bằng nhưng có sở hữu được kiến thức, năng lực, và công việc họ đang làm có thực sự cần đến những văn bằng, chứng chỉ đó không? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Tối 27/11, tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM, 60 thủ khoa thuộc 38 trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố được Hội Sinh viên TPHCM tuyên dương tại chương trình “Vinh danh Thủ khoa” năm 2020. Tin của CTV Văn Dĩ, thường trú tại TPHCM.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)