Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa chính thức thông báo sẽ cắt giảm 11.900 binh sĩ nước này tại Đức – cao hơn 2.500 binh sĩ so với dự kiến ban đâu. Trong số này, Mỹ sẽ đưa về nước 6.400 binh sĩ, số còn lại được tái bố trí đến một số quốc gia, trong đó có Italia và Bỉ. Việc điều động quân bắt đầu được tiến hành trong vài tuần tới. Mỹ lý giải việc tái bố trí quân này nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Đông Âu, phối hợp các hoạt động của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiệu quả hơn nhằm ứng phó với Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, bước đi này của Mỹ còn xuất phát từ những bất đồng với Đức liên quan đến chi phí quốc phòng, vì thế có thể làm suy yếu liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với anh Hải Đăng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Cộng hòa Séc, phụ trách Đông Âu sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn căng thẳng mới, khi lần đầu tiên Mỹ bày tỏ thái độ rõ ràng, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Đây là tuyên bố quan trọng, làm rõ chính sách của Mỹ tại biển Đông, và cũng là tuyên bố nhận được sự đồng thuận của lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Với nhiều va chạm trong thời gian gần đây, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ ở biển Đông, dự báo quan hệ Mỹ Trung sẽ bước vào một cục diện mới khó đoán định. Bình luận của Biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn thường xuyên xảy ra băng giá, rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, dông lốc, sét, động đất, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, song cũng đã và đang gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất; gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, chủ động phòng, chống thiên tai cực đoan, khó lường là 1 yêu cầu đặt ra đối với các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp KHCN. Tuy nhiên, mục tiêu này có vẻ sẽ khó đạt được, khi con số doanh nghiệp KHCN ở thời điểm hiện tại mới chỉ hơn… 500 doanh nghiệp được chứng nhận. Vậy lý do vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” đăng ký thành doanh nghiệp để được hưởng những ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng…?
- Thận trọng với trái phiếu lãi suất cao.- Cần có quỹ đất sạch để thu hút dòng vốn đầu tư vào BĐS công nghiệp.- Vietnam Airlines và FPT hợp tác chiến lược.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn truyền thông làm tốt hơn công tác cổ vũ, động viên người dân và doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kép, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch Covid-19.- Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.- Trần Ngọc Phúc (tức Phúc XO) bị đề nghị mức án 10 - 12 năm tù về tội “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.- Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về thời gian và địa điểm tổ chức đàm phán về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới.- Sau hơn 30 năm, Thụy Điển khép lại vụ án ám sát cựu Thủ tướng Olof Palme.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
“Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa nhằm đánh lạc hướng dư luận vừa nhằm đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa đầy tham vọng”. Đó là nhận định của chuyên gia nghiên cứu Biển Đông ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN. Hành động của Trung Quốc đã khiến giới nghiên cứu lo ngại về những bước đi tiếp theo của nước này trên biển Đông. Tiếp theo loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, có cuộc trao đổi với ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương về những nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)