Báo chí thời đại 4.0 với áp lực chuyển đổi số.- Iran có Tổng thống mới theo đường lối bảo thủ Những dự báo mới về tình hình khu vực.- Dốc sức phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM.- Thông tin về giải bóng đá Châu Âu.
Kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - là dịp tôn vinh những đóng góp của các thế hệ người làm báo cả nước.- Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận gần 5.780 tỷ đồng. Dự kiến từ tháng 7 tới, mỗi tuần sẽ có 1 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam.- Nhiều điểm khai thác vàng trái phép tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động trở lại, có nguy cơ tàn phá núi rừng, gây mất an ninh trật tự tác động xấu đến môi trường ở địa phương.- Khoảng 33 triệu cử tri Pháp không đi bỏ phiếu bầu cử cấp vùng và tỉnh.
Gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thời kỳ nào cũng vậy, các nhà báo luôn là những chiến sỹ dũng cảm trên tất cả các mặt trận, mong muốn báo chí thực sự là cầu nối truyền tải thông tin giữa Chính phủ và nhân dân.- Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Veroxen phòng chống Covid-19 của Công ty Sino pharm, Trung Quốc.- Lần đầu tiên quả vải tươi Việt Nam đã được nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan và được giới thiệu tới khách hàng với giá hơn 550.000 đồng/kg.- Quan hệ Nga – Mỹ đã có dấu hiệu nồng ấm khi Đại sứ Nga tại Mỹ đã trở lại Wasington sau 3 tháng được triệu hồi về nước.- Sau các cuộc đàm phán tại Thủ đô Viên của Áo, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran cho biết, nước này và 6 cường quốc trên thế giới đã tiến gần hơn tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Với 7 vùng sinh thái có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã và đang trở thành một định hướng quan trọng, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài cho nông sản Việt còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài như tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra thế giới. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong số hàng nghìn nông sản đặc sản, thì chỉ có một phần nhỏ trong đó được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì sao lại như vậy? Giải pháp nào để thúc đẩy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cũng như làm sao để khai thác và phát huy hiệu quả loại tài sản trí tuệ này, để từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Trần Lê Hồng- Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang.
Tất cả các tuyến phố vắng lặng, mật độ giao thông giảm mạnh, chỉ còn những hàng quán dịch vụ thiết yếu được mở cửa. Đây là việc làm cần thiết trong ngày đầu tiên tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Nhân Kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021), sáng nay, nhiều đoàn đại biểu Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương đã đến chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
- Những ưu điểm và hạn chế sau 5 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị Khóa XII về “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Vấn đề kê khai tài sản và thu hồi tài sản trong những vụ án tham nhũng-Từ quy định đến thực hiện
Bộ Tài chính đề nghị khẩn trương thanh tra đối với sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.- Ngân hàng Nhà nước chấp thuận VietinBank, OCB tăng vốn thêm hàng nghìn tỷ đồng.- Diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đặc biệt tại các doanh nghiệp có đông công nhân lao động, dấy lên lo ngại đứt gãy các chuỗi cung ứng. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp, Hiệp hội đã tính tới việc dành nguồn kinh phí ra sao để mua vaccine phòng Covid-19 cho công nhân, lao động?
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phá sản, kéo theo đó là hàng loạt người lao động tại Đắk Lắk cũng mất việc làm và thu nhập. Để các đối tượng này giảm thiểu khó khăn, Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi để các lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp một cách chính đáng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)