Sáng nay (05/01), tại huyện NongBok, tỉnh Khammuan đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trường Trung cấp dạy nghề kiểu mẫu, quà tặng của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dành cho Chính phủ và nhân dân Lào.
Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.
Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu. Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền. Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức phiên họp lần thứ 4 cho ý kiến vào chuyên đề “Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chủ trì phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục nghiên cứu tăng cường tính chuyên trách, chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Công an nhân dân phát hành số đầu tiên (1/11/1946-1/11/2021), 40 năm Ngày thành lập Nhà Xuất bản Công an nhân dân (10/2/1981-10/2-2021), 10 năm Ngày phát sóng chính thức Kênh Truyền hình Công an nhân dân (11/12/2011-11/12/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.
Cách đây 75 năm trước, trên gác 2 ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương nằm ngay đầu làng Vạn Phúc (Hà Đông), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. 20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. 75 năm đã đi qua, đất nước đã có nhiều thay đổi, nhưng lời hiệu triệu đó vẫn còn nguyên giá trị, để lại những bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 15/12, ông Trần Thanh Mẫn - ủy viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đến thăm, chúc mừng Giáng sinh 2021 tại Tòa Giám mục Giáo phận Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang).
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc Park Byeong Seug, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội đã đến sân bay Sân bay quốc tế Incheon, thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 12-15/12. Đón đoàn tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng, cán bộ Đại sứ quán cùng đại diện các bộ, ngành, cơ quan thông tấn, báo chí. Về phía Hàn Quốc có Phó Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Hàn-Việt, nghị sĩ Suh Jung-Sook.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc Park Byeong Seug, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 12/12. Chuyến thăm chính thức là cơ hội để hai bên thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, giao lưu nhân dân. Hai bên sẽ bàn bạc những nội hàm cụ thể, trong đó có kênh Quốc hội qua việc chia sẻ những kinh nghiệm về công tác lập pháp cũng như phối hợp công tác giám sát.
Sáng nay, 11/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì hội thảo Đề án; Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án, phát biểu khai mạc hội thảo.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)