Chuyên đề: "Nhìn lại cải cách môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020, giải pháp nào thúc đẩy mạnh mẽ cho năm 2021".Hai vị khách mời sẽ tham gia bàn luận về nội dung này là:- Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico.Thực hiện cuộc trao đổi - BTV Trung Hiếu.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có dự thảo về một số chính sách khen thưởng cho giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế. Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng quyết định công nhận học sinh lớp 12 đạt điểm tiếng Anh IELTS từ 6,5 trở lên là học sinh giỏi cấp tỉnh mà không cần tham dự kỳ thi học sinh giỏi. Nhìn từ đề xuất của TP Hồ Chí Minh cũng như cơ chế đặc cách của Hà Tĩnh, câu chuyện đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng, đặc cách nhân tài một cách phù hợp, tránh gây bất công. Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của PGS TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Bồi dưỡng, đặc cách nhân tài: Sao chỉ nhắm “huy chương”? - Cuộc sống mưu sinh của người miền Tây ở "Sài thành"
Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã thực chất chưa? Những vấn đề gì cần đặt ra và rút kinh nghiệm để giảm tối đa những phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp cũng như thích ứng với công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Đây là nội dung của Câu chuyện thời sự BTV Nguyên Long bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương.
Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
Sóng gió thi cử năm 2018 đã cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức đánh giá kết quả giáo dục độc lập với các trường và các địa phương, một việc thường do các trung tâm khảo thí độc lập thực hiện ở các nước. Đã có rất nhiều ý kiến về việc cần có những trung tâm như thế để tổ chức đánh giá năng lực/kết quả đào tạo của thí sinh nhiều lần trong năm. Các trường có thể tham khảo kết quả này trong việc xét tuyển. Ai cũng thấy phương án này tốt hơn so với việc thi chung trước đây, hoặc “2 trong 1” như các năm vừa qua, hoặc từng trường tổ chức thi riêng. Thế nhưng vấn đề là, làm thế nào để tiêu cực không chuyển từ nơi này sang nơi khác, hay nói cách khác, làm thế nào để những trung tâm khảo thí như thế thực sự độc lập và cho ta những kết quả đáng tin cậy? Chúng tôi bàn chủ đề: Xét tuyển ĐH giai đoạn 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?” với sự tham gia của TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
BN-1342 là nam tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã vi phạm quy định trong quá trình cách ly, để lây lan cho cộng đồng. Vậy trách nhiệm quản lý thuộc về ai, có lỗ hổng nào trong quản lý tiếp viên hàng không đang thực hiện cách ly? Đây là nội dung xoay quanh cuộc họp báo do Sở Y tế TPHCM phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông TPHCM tổ chức. Tin của phóng viên Kim Dung và Việt Hùng thường trú tại TPHCM:
Sự việc một khách sạn tại Hà Nội để nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 trong thời gian cách ly tại đây đã khiến dư luận “dậy sóng” hồi đầu tháng, thì ngày hôm qua, thông tin ca bệnh số 1347 lây nhiễm từ bệnh nhân 1342 do ở cùng phòng tại khu cách ly đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tâm lý chủ quan, dễ dãi, không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch. Bài học từ những vụ bùng phát dịch trước đây cho thấy, tâm lý chủ quan sẽ là nguồn cơn phát tán, lây lan dịch bệnh nguy hiểm ra cộng đồng. Vậy cần làm gì để chấm dứt tâm lý này? Biện pháp nào để xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch?BTV Thúy Ngà trao đổi với TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.
- Phòng chống dịch Covid-19: Cần chấm dứt tâm lý chủ quan ngay từ khu cách ly!- Người có học thức cao vẫn bị lừa tiền, lừa tình qua mạng?- Nữ thợ xăm đầu tiên ở Afganistan - một nơi mà phụ nữ thường bị áp đặt giáo lý khắt khe.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)