Ngày 18/3/2021, Hệ thống Y tế Thu Cúc (TCI) sẽ chính thức đưa cơ sở thứ 3 ở phía Nam của Thủ đô vào hoạt động. Cơ sở này ở số 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội, có quy mô diện tích trên 7.000m2. Đây là hoạt động ghi dấu cho sự phát triển và mở rộng của TCI.
Thêm một vụ bạo hành, tra tấn trẻ em gây rúng động và phẫn nộ dư luận vừa được phanh phui. Sự việc xảy ra ở quán bánh xèo trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Chủ cơ sở là Nguyễn Thị Ánh Tuyết người Quảng Ngãi đã bạo hành, ngược đãi hai người làm công (cùng quê Quảng Ngãi), trong đó có một trẻ dưới 15 tuổi. Công an huyện Yên Phong đã bắt giữ khẩn cấp đối tượng và đang mở rộng điều tra vụ việc. Đối tượng bạo hành trẻ sẽ bị trừng trị trước pháp luật. Nhưng tinh thần, sức khỏe của cháu bé bị bạo hành sẽ còn tổn thương rất lâu. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Vì sao sự việc xảy ra trong nhiều ngày, ở khu dân cư đông đúc mà lại không một ai phát hiện ra? Trách nhiệm của chính quyền cơ sở và 17 tổ chức hội đoàn bảo vệ trẻ em ở đâu khi không phát hiện ra vụ bạo hành, dù chủ cơ sở này đã ngược đãi, đánh đập em trong một thời gian dài? Giải pháp mạnh nào để không còn những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em như trường hợp này? BTV Thanh Trường tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và nhà làm luật về nội dung này:
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Một trong những lý do khi xây dựng dự thảo luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước… Tuy vậy, sau khi xem xét, cho ý kiến dự thảo luật này, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, các đại biểu Quốc hội đã phân tích nhiều chiều, nhiều góc độ và đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn phương án chưa cần thiết phải ban hành đạo luật này:
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khánh thành 1000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa, với sự tham dự của hơn 5000 y bác sĩ tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến cả nước.- Người dân Hà Nội đặt rất nhiều kỳ vọng vào tân Chủ tịch thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh.- Chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên từ Hàn Quốc về Việt Nam đánh dấu bước phục hồi quan trọng của hàng không Việt Nam.- Quan hệ liên Triều có tín hiệu tích cực, sau lời xin lỗi của Triều Tiên tới người dân Hàn Quốc liên quan vụ binh sĩ Triều Tiên bắn chết một quan chức Hàn Quốc.- Số người nhiễm Covid- 19 trên thế giới đã vượt 32 triệu ca.
Cuộc sống muôn màu cùng kể với quý vị và các bạn câu chuyện của bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 với những hy sinh thầm lặng trong đại dịch Covid-19.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính và thực tiễn về trật tự, an toàn giao đường bộ hiện nay, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo phương án: Vấn đề đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; nghĩa là sẽ chuyển công tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an phụ trách. Việc thống nhất phương án này được lý giải là để đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ con người. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Bộ Công an sẽ có những bước tiếp nhận, triển khai như thế nào trong thời gian tới và làm sao đảm bảo chất lượng đào tạo sát hạch, tránh lãng phí cơ sở hạ tầng, hạn chế tiêu cực xảy ra trong sát hạch và cấp giấy phép lái xe? Đây cũng là chủ đề bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam.
Tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành công tác tổ chức đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở đúng theo kế hoạch đề ra. Do công tác chuẩn bị chu đáo, đúng quy định nên đại hội Đảng bộ ở các huyện, thành thị (và tương đương) ở tỉnh Tiền Giang diễn ra nghiêm túc, chất lượng cao. Bài viết của Phóng viên Nhật Trường, thường trú khu vực ĐBSCL về công tác tổ chức đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở tại địa phương này.
Năm học mới chỉ vừa mới bắt đầu vài ngày, nhưng chúng ta đã đón nhận những thông tin kém vui về những vụ tai nạn thương tích đau lòng. Đó là vụ sập cổng trường học ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cách đây 2 ngày khiến 3 học sinh thiệt mạng. Hay gần 40 học sinh ở Quảng Trị và Nghệ An phải nhập viện cấp cứu vì bị ong đốt.- Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, BTV Đài TNVN trao đổi qua điện thoại với Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Theo Ban Tổ chức Trung ương, đến thời điểm này đã có 99% Đảng bộ cấp huyện và tương đương tổ chức thành công Đại hội, góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay với chủ đề: NHÂN SỰ TRƯỢT CẤP ỦY- NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN CƠ SỞ - với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đối với giáo dục tiểu học, năm học này là năm đặc biệt – năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) bắt đầu từ lớp 1. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành giáo dục đã có thời gian chuẩn bị cho chương trình mới, đặc biệt là năm 2019 – một năm bản lề để hoàn tất các khâu chuẩn bị. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sẵn sàng tâm thế đồng hành cùng quá trình thực hiện đổi mới giáo dục. Để có nhiều thông tin hơn về việc chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất để chuẩn bị năm học mới, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, BTV Lê Thu trao đổi với ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)