“Răn đe, khôi phục đối thoại và ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina” là lập trường chung của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Nga và Ucraina. Với cách tiếp cận đa chiều này, khối 27 nước thành viên hi vọng có thể ngăn chặn được nguy cơ một cuộc chiến tranh ngay cửa nhà, mà không đẩy quan hệ với Nga tới bờ vực không thể cứu vãn.
Hôm qua 10/11, Ukraine tuyên bố đã thử nghiệm tên lửa mà Mỹ cung cấp tại khu vực Donbas, miền Đông nước này. Trong bối cảnh quan hệ Nga – phương Tây tiếp tục căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại khu vực biên giới Ukraine thì tuyên bố này giống như một lời thách thức Nga, có thể khiến tình hình tại đây tiếp tục leo thang, thậm chí xảy ra xung đột.
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2021 không thể không nhắc đến là ngày 31/08/2021- những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của Taliban, khép lại một trong những cuộc chiến tranh dài nhất ở nước ngoài trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh một Afghanistan hỗn loạn, với vụ đánh bom “chào tạm biệt” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong những ngày rút quân cuối cùng, đặt câu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Nam Á này cũng như tác động tới cục diện an ninh và chính trị thế giới trong thời gian tới?
Trong động thái mới nhất, Nhà Trắng vừa thông báo quyết định không cử đại diện ngoại giao đến Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm tới. Chưa hết, Mỹ cũng đã thông báo quyết định cho một số đồng minh; trong khi một số nước như Australia và Anh cũng đang cân nhắc vấn đề này. Trong phản ứng đầu tiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh, Olympic là sân chơi thể thao toàn cầu, không phải là một sân khấu chính trị. Và rằng, quyết định của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tổ chức thành công sự kiện thể thao này.
Trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2020.- Truyền thông Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định, Việt Nam là đối tác có chung lợi ích chiến lược với Nhật Bản.- Nga tuyên bố không có căng thẳng ở biên giới nước này và Ucraina.- Kỳ vọng chiến lược phát triển toàn diện nền văn hóa trong thời kỳ mới.
Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực châu Âu nhưng biên giới giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Trong khi Belarus và Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc. Liệu có sự nhượng bộ nào giữ hai bên?
Với khẩu hiệu "Không đàm phán, không hợp tác, không hợp pháp", Ủy ban kháng chiến nhân dân ở thủ đô Khartoum kêu gọi người dân tiếp tục phản đối việc quân đội Sudan lật đổ chính phủ chuyển tiếp, yêu cầu quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Vitoria Nuland tuần này đã vượt qua rào cản trừng phạt để thực hiện chuyến công du tới Nga nhằm xoa dịu những bất đồng trong vấn đề thị thực ngoại giao và sứ quán giữa hai nước. Chuyến thăm của bà Nuland được xem là sự “xuống nước” của Mỹ đối với Nga, sau khi các biện pháp “ăn miếng trả miếng” trong ngoại giao đã khiến cho quan hệ hai nước ở mức rất xấu. Việc Mỹ và Nga gia tăng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, đặc biệt là trong vấn đề ngoại giao được cho là đang làm “khó người, khó cả ta” trong việc cân bằng trong các mối quan hệ quốc tế và cạnh tranh chiến lược của cả hai cường quốc hàng đầu thế giới này.
Một cuộc khảo sát do Cục sức khoẻ Tâm thần thực hiện cho thấy, một phần ba sinh viên ở Thái Lan cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn sau khi dịch Covid-19 hoành hành khiến các trường học phải đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh “ Chấm dứt đại dịch Covid 19 và xây dựng lại tốt hơn”.- Căng thẳng ngoại giao Pháp Mỹ được hạ nhiệt sau điện đàm của nguyên thủ 2 quốc gia này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)