Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng cao về sự kết nối giữa các đồng minh hai bờ Đại Tây dương là câu chuyện quốc tế nổi bật tuần này. Bà Merkel trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên thăm Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden nhưng đây là chuyến thăm Mỹ cuối cùng của bà trước khi mãn nhiệm vào mùa thu năm nay. Dù không có đột phá chính sách lớn, song Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung hợp tác Mỹ - Đức sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Angela Merkel cho thấy hai bên thực sự muốn tạo nền tảng mới cho mối quan hệ “đối tác tự nhiên” trong tương lai.
Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có loạt chuyến thăm đến các quận và các bang được cho là thành trì của đảng Cộng hòa. Đây được cho là động thái nhằm khẳng định quyết tâm của người đứng đầu nước Mỹ nhằm giúp đảng Dân chủ giành được lợi thế trước đảng Cộng hòa trong cuộc cuộc giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm tới. Trong bối cảnh đảng Dân chủ dù đang kiểm soát Hạ viện nhưng với đa số mong manh, trong khi tỉ lệ giữa hai đảng ở Thượng viện là ngang nhau, liệu Tổng thống Biden đang có những tính toán gì để tăng khả năng cạnh tranh của đảng Dân chủ?
Tổng thống Joe Biden cho biết sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 8 tới, kêu gọi các nhà lãnh đạo Afghanistan đoàn kết để ngăn chặn cuộc nội chiến và dẫn dắt đất nước trong tương lai. Tổng thống Joe Biden cũng cho rằng tốc độ rút quân là an toàn khi Mỹ tìm cách chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần hai thập kỷ tại quốc gia Tây Nam Á này.
Một trong những sự kiện ngoại giao được chú ý nhất trong tuần qua là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đã “chạm đáy” khủng hoảng. Đã có những cái bắt tay thiện chí, những cuộc trò chuyện thẳng thắn mà ở đó dường như hai nhà lãnh đạo đã tìm ra “công thức” nhằm kiểm soát những khác biệt, tránh để mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên xấu hơn. Bàn luận những kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ cũng là nội dung của câu chuyện quốc tế hôm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/06 đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Tổng thống Nga Putin tại Geneva, Thụy Sỹ. Ông Joe Biden đã gọi cuộc gặp này là một thắng lợi về chính sách đối ngoại ngay cả khi căng thẳng liên quan tới các cuộc tấn công mạng và vấn đề nhân quyền có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ trong tương lai giữa hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện ngoại giao được dư luận quốc tế chờ đợi là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vlađimia Putin đã diễn ra tại Thụy Sĩ vào tối qua (theo giờ VN). Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua. Trong mục Vấn đề quốc tế sáng qua, chúng tôi đã phân tích ý nghĩa của sự kiện này đối với quan hệ Nga – Mỹ hiện nay, đặc biệt là cơ hội đối thoại, trao đổi nhằm hóa giải các thách thức, bất đồng hai bên. Mặc dù được kỳ vọng, cuộc gặp sẽ tạo ra một môi trường ổn định trong quan hệ song phương Nga-Mỹ thời gian tới, song có vẻ như kết quả là hai bên cùng thăm dò và cho nhau thấy rõ “lằn ranh đỏ” của mình đang nằm ở đâu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa bắt đầu công du châu Âu – chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Với lịch trình dày đặc, từ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, tới Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng hàng loạt cuộc gặp song phương với các nguyên thủ như Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan…, chuyến đi là cơ hội để ông Joe Biden khẳng định lập trường của nước Mỹ trong việc cùng các đồng minh châu Âu giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức hủy bỏ chương trình nhập cư có tên gọi “Ở lại Mexico”. Đây là quyết định mới nhất trong loạt động thái nhằm đảo ngược các chính sách hạn chế người nhập cư của chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, cũng giống như các quyết định gần đây về vấn đề người nhập cư, bước đi mới nhất của Tổng thống Joe Biden đang vấp phải những tranh cãi và chỉ trích của đảng Cộng hòa.
Chính sách và quan điểm của chính quyền Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên luôn là một câu hỏi đáng quan tâm kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức. Sau đợt đánh giá chính sách kéo dài 3 tháng, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, đó là chính sách ngoại giao “không mặc cả”, gây sức ép buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cách tiếp cận này dự báo điều gì về quan hệ Mỹ - Triều trong thời gian tới? Đối sách mới có gì giống và khác so với 12 đời tổng thống tiền nhiệm của ông Biden?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 30/4. Nhân dịp này, ông Biden tổ chức một số sự kiện quan trọng, nổi bật là bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Đâu là những gợi mở chính sách và cả những thách thức đối với chính quyền Biden sau dấu mốc 100 ngày?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live