Nối tiếp các bước đi ngoại giao mạnh mẽ gần đây để phản đối các yêu sách của Trung Quốc, Indonesia tiếp tục gửi một công hàm lên Liên hợp quốc để bác bỏ yêu sách về "quyền lịch sử" đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ )của Indonesia trên Biển Đông. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Indonesia đưa tin.
- Thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020, các đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về phương án cân đối vốn chưa đảm bảo tính cụ thể.- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng về thông tin Trung Quốc hạ cáp ngầm ở quần đảo Hoàng Sa và báo cáo tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.- Về vụ gió lốc làm sập xưởng gỗ ở Vĩnh Phúc chiều tối qua, cơ quan chức năng đã xác định danh tính 3 nạn nhân tử vong và tập trung cứu chữa 18 người bị thương.- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đến người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.- Lào tuyên bố chiến thắng đại dịch Covid-19. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố chiến thắng đại dịch nguy hiểm này.- Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm nay xuất hiện trở lại ca Covid-19 trong cộng đồng mà chưa tìm ra nguồn lây.- Trong lúc quan hệ giữa Ôxtrâylia và Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng, Thủ tướng Ôxtrâylia đề nghị bang Victoria nên từ bỏ tham gia Sáng kiến Vành đai-Con đường do Trung Quốc khởi xướng.
Biển Đông tiếp tục là từ khóa nóng trong những ngày gần đây. Cùng với những hành vi phi pháp chiếm đóng và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn vừa tiến hành những hành vi phi pháp nguy hiểm trên các vùng biển của Philippines, nhưng mặt khác lại muốn Philippines hợp tác, đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Đánh giá về những hành động của Trung Quốc, chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines cho rằng những chính sách đáng quan ngại theo kiểu “vừa đấm vừa xoa” của Trung Quốc chỉ để phục vụ một mục tiêu duy nhất là hiện thực hoá mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Dư luận cần cảnh giác trước những phương thức tinh vì này. Và Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông với những phân tích của chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines:
Biển Đông tiếp tục là từ khóa nóng trong những ngày gần đây. Cùng với những hành vi phi pháp chiếm đóng và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn vừa tiến hành những hành vi phi pháp nguy hiểm trên các vùng biển của Philippines, nhưng mặt khác lại muốn Philippines hợp tác, đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông hôm nay, chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn những phân tích của chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines:
Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp, Liên bang Nga.
Phóng viên Hồ Điệp với ông James Kraska, Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hàng hải Mỹ về những hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Giáo sư James Kraska cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập “Tây Sa” và “Nam Sa”, đưa máy bay đậu ở Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyên mục “Góc nhìn học giả quốc tế về Biển Đông”, phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, mở đầu loạt bài phỏng vấn các học giả nước ngoài về các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Trong chuyên mục Vấn đề Quốc tế hôm nay, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm góc nhìn của một chuyên gia Australia về nội dung này. Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Tiếp tục làm rõ nghi vấn Công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam để được miễn truy thu thuế 400 tỷ đồng.- Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bao giờ chấm dứt nạn cát tặc trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19.- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.
“Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật bằng cách đánh tráo khái niệm”, đó là nhận định của Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ. Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han cho rằng,các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây thực chất là một cách đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa, với việc tính toán những phương thức mới “hô biến” các thực thể trên Biển Đông thành chủ quyền của họ. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ.
- Không để cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực lọt vào bộ máy.- Các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây.- Lời giải nào cho bài toán nhà ở tại TP HCM?- Các quốc gia đẩy nhanh quá trình điều chế thuốc phòng bệnh Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)