Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, tồn tại và phát triển. Trước những thách thức đang đặt ra đối với giá trị đại đoàn kết toàn dân tộc, làm sao để giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp này? - Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đảm bảo phòng chống dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khi trẻ trở lại trường học - Cùng tìm hiểu nội dung này trong chuyên mục Bước chân đến trường. - Dòng chảy sự kiện: Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu? Muôn màu cuộc sống: Thăm làng gốm cổ Vĩnh Hồng- làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ” hơn 200 năm tuổi. - Câu chuyện về thầy giáo làng giàu lòng nhân ái- thầy giáo Ngô Mạnh Cường (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) sẽ được kể với quý vị trong chuyên mục Niềm vui mỗi ngày.
Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Cụ thể, Bộ GD&ĐT có giải pháp gì để thích ứng an toàn, linh hoạt, tổ chức dạy học, giữ ổn định chất lượng giáo dục? TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT bàn luận về nội dung này.
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đề nghị các tổ chức tôn giáo hưởng ứng Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong vì COVID-19 diễn ra vào ngày 19/11 tới theo hình thức phù hợp và đảm bảo an toàn phòng dịch.- 2 ngày nữa, Hà Nội sẽ tuyên dương 90 thủ khoa xuất sắc.- Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan sớm sửa chữa hư hỏng mặt đường quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Phú Yên.- Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng, nếu Mỹ vẫn quyết yêu cầu 55 nhà ngoại giao nước này phải rời khỏi Mỹ.- Không nghỉ hưu, Tổng thống Philippines nộp đơn tranh cử Thượng nghị sĩ.- Bình luận:“Liêm sỉ của cán bộ : Đừng chờ đến khi bị buộc từ chức”
- Tìm kiếm những phương pháp mới để giúp người bệnh mạn tính sống an toàn trong đại dịch - Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế trong đời sống nhân dân - Tỉnh Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế
Mấy ngày qua, tại tỉnh Bình Định có mưa to gây ngập úng nhiều vùng trũng thấp. Dự báo, những ngày tới tại Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ sẽ có đợt mưa rất lớn, nguy cơ cao ngập lụt hạ du, sạt lở vùng núi. Tỉnh Bình Định có số lượng hồ đập, công trình thủy lợi nhiều nhất khu vực, trong đó phần lớn đã xuống cấp nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hiện nay, tỉnh này đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, khơi thông dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng để đảm bảo vượt lũ an toàn.
8 giờ sáng 11/11 tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến “Xúc tiến tiêu thụ Cam, Bưởi, Na, thịt lợn, thịt gà và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang năm 2021”.
Sau 2 năm phòng chống dịch, đến thời điểm này, tất cả các quốc gia đều có chung nhận định, trẻ cần được sống chung một cách an toàn với dịch bệnh, các em cần được đến trường, được học tập trở lại thay vì ở nhà mãi. Song với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay tại nước ta, trong khi tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ vừa mới triển khai và đạt mức rất thấp, khi trẻ đi học trở lại, công tác phòng chống dịch sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn, không rơi vào tình trạng lúng túng, bị động khi xuất hiện những ca bệnh tại cơ sở giáo dục?
Sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Cuộc sống đang trở về trạng thái bình thường mới. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế -xã hội đang được khôi phục và ngày càng sôi động hơn. Từ thực tiễn tình hình, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Trên tinh thần này, ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Sau khi Chính phủ đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị các điều kiện để khôi phục thị trường. Đảm bảo an toàn cho du khách và cộng đồng là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Tính đến ngày hôm nay có 23 tỉnh, thành cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, 16 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 24 tỉnh thành cho học sinh học trực tuyến, học qua truyền hình. Đặc biệt, sẽ có thêm nhiều tỉnh thành cho học sinh đến trường học trực tiếp trong tháng 11 này, cũng có địa phương quyết định lùi thời gian trở lại trường của học sinh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Dịch COVID-19 diễn ra trong thời gian dài gây ra sang chấn nghiêm trọng, tác động đến tâm lý con người khiến chúng ta dễ mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn tinh thần... Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài… khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề tâm lý nhất. Mong con sớm trở lại trường học để giảm tải áp lực, nhưng mở cửa trường học trong khi dịch vẫn diễn biến khó lường khiến nhiều phụ huynh vừa mừng, lại vừa lưỡng lự, thấp thỏm. Còn giáo viên phải vừa dạy học trực tuyến, vừa dạy học trực tiếp trên trường. Chưa kể, trở lại trường sau nhiều tháng học online, học sinh khó khăn khi thích ứng với tình hình mới. PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội bàn luận vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)