Hội thảo “Hướng dẫn tiếp cận thị trường và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sang các thị trường châu Phi nói tiếng Anh” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào chiều mai (10/9/2021). Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng phổ biến trong các hoạt động đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư… tại trên 25 quốc gia khu vực châu Phi, trong đó có một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực như Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Ghana, Tanzania, Kenya, Cameroon… Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi nói tiếng Anh cơ bản mang tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng: nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, chè, rau quả…), thủy sản, điện tử, máy móc (điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng), hàng dệt may và giày dép, hàng tiêu dùng, sữa và sản phẩm sữa… Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, các câu hỏi, đề xuất của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hiệp hội ngành hàng… tại hội thảo sẽ Thương vụ Việt Nam tại các thị trường châu Phi nói tiếng Anh (Nam Phi, Ai Cập, Nigeria) trực tiếp giải đáp. Nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 30/7/2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Anh tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn phí tham dự hội thảo. Doanh nghiệp, tham dự Hội thảo trực tiếp thông qua nền tảng Zoom Meeting (Meeting ID: 850 2099 6797, Passcode: 123456). Doanh nghiệp đăng ký tham gia thông qua liên kết sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdOSHg9BuN0W_CZC342krfn48vrUFEUDmUkRKKOseKtQKKNyg/viewform?vc=0&c=0&w=1&flr=0
Dù dịch covid-19 diễn biến phức tạp ở cả trong nước và thế giới, nhưng những con số lạc quan về kinh tế trong tháng 1 vẫn liên tiếp dội về. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trên 45% so với cùng kỳ; xuất siêu lập kỷ lục mới với hơn 1 tỷ 300 triệu đô la Mỹ; tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng hơn 22%. Đăng ký doanh nghiệp trong tháng 1 cũng có nhiều khởi sắc với tổng số vốn hơn 395 nghìn tỷ đồng và hơn 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh cả về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng và số vốn đăng ký. Những tín hiệu lạc quan trong tháng đầu khởi động năm mới càng thôi thúc cả nước quyết tâm hành động cao hơn nữa để phát huy thành quả, đặc biệt là ngăn chặn cho được dịch Covid 19, làm nền tảng duy trì sản xuất kinh doanh. Đây là nội dung mục Tiêu điểm với phần trình bày của BTV Thanh Trường:
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gạo Việt Nam trong năm qua liên tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng lịch sử trong 10 năm trở lại đây, là điểm sáng trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu ngay từ những ngày đầu năm 2021 vẫn tiếp tục tăng cao, liên tiếp lập kỷ lục bằng việc xuất khẩu lô hàng 1600 tấn đi Philippin và Malaysia với giá cao kỷ lục, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế bằng giá trị và chất lượng, chinh phục cả những thị trường được xem là khó tính nhất. Vậy nguyên nhân nào giúp mặt hàng nông sản này vượt qua được khó khăn, tạo nên giá trị bằng chất lượng ra sao để chiếm lĩnh thị trường một cách ngoạn mục như vậy? Tiềm năng và dự báo trong năm 2021 cho mặt hàng gạo Việt Nam như thế nào? Đây là nội dung sẽ được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT.
- Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm Vàng) lần thứ 5 - năm 2020 diễn ra vào tối nay.- Bộ Thông tin và Truyền thông mở Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam tại địa chỉ tingia.gov.vn.- Lô hàng gạo đầu tiên năm nay, 1.600 tấn được xuất đi Malaysia và Singapore.- Khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Một tin không vui cho ngành gạo Thái Lan khi năm 2020, nước này dự báo chỉ xuất khẩu được khoảng 5,7 triệu tấn gạo - giảm 12% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Trong nhiều năm, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng gần đây đã tụt xuống sau Ấn Độ và Việt Nam tùy tình hình mỗi năm. Nguyên nhân nào đã khiến “quán quân gạo” một thời liên tục tụt hạng? Chính phủ Thái Lan đang có những chiến lược nào để phục hồi lại lĩnh vực vốn là thế mạnh hàng đầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày hôm nay: “Vì sao xuất khẩu gạo Thái Lan giảm kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ?”
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự phiên Cấp cao 75 năm thành lập Liên hiệp quốc và có bài phát biểu khẳng định vai trò thành viên tích cực chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.- Hôm nay diễn ra Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Yên Bái và Sơn La.- Sáng nay, nước ta xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang Liên minh châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa 2 bên. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông thủy sản Việt Nam được xuất sang châu Âu với thuế suất ưu đãi chưa từng có, đặt nền tảng cho những bước tiến trong tương lai.- Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran.- 156 quốc gia cam kết tham gia sáng kiến “Tiếp cận toàn cầu vắc-xin ngừa Covid-19” trong bối cảnh số ca lây nhiễm tại nhiều quốc gia đang gia tăng.
Thời gian gần đây, nông dân và cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta hết sức vui mừng khi gạo vừa được mừa, vừa được giá, thậm chí giá gạo Việt xuất khẩu đạt cao nhất thế giới. Sau Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thị trường Châu Âu cũng đang rộng cửa chào đón khoảng 100.000 tấn gạo Việt xuất khẩu vào thị trường này. Con đường đi cho hạt gạo nước nhà đang bước sang những trang mới, hướng tới giá trị và chất lượng cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất và kinh doanh của ngành lúa gạo cũng cần có những bước chuyển mạnh mẽ để có thể bước đi vững chắc và tiến xa hơn trong tương lai. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận nhan đề: “Đường đi mới cho xuất khẩu gạo Việt”.
- Tiếp tục các giải pháp thúc đẩy kinh tế hậu Covid.- Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ về những việc cần làm ngay, để chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi.- Thị trường xuất khẩu gạo ổn định, giá tốt, kích thích người dân và doanh nghiệp.
- Với số phiếu tán thành tuyệt đối, Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn hai hiệp định thương mại quan trọng với Liên minh châu Âu, đó là Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA. Các chuyên gia kỳ vọng, với hai Hiệp định thương mại thế hệ mới vừa được Quốc hội phê chuẩn sẽ đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực của GDP Việt Nam mỗi năm.- Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Đây là công ước thứ 7 trong số 8 công nước của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.- Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều khởi sắc khi giá bán cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm. Dự báo, từ nay đến cuối năm thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục ổn định, đây là tín hiệu vui đối với ngành lúa gạo Việt Nam.- Triều Tiên lần đầu tiên không nhận cuộc gọi từ Hàn Quốc, báo hiệu giai đoạn sóng gió trong quan hệ liên Triều.- Chính phủ Brazil bất ngờ tuyên bố ngừng cập nhật số liệu về các ca nhiễm mới covid-19, dù quốc gia Nam Mỹ này đang là tâm dịch lớn nhất nhì thế giới.
Doanh nghiệp và người dân trồng lúa ở ĐBSCL phấn khởi khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại từ ngày 1/5. Hiện tại, trà lúa hè thu sớm còn khoảng 1 tháng nữa mới bước vào thu hoạch, nhưng thời điểm này thương lái đã vào tận đồng để đặt cọc, thu mua. Với giá lúa ổn định từ 5.000 đến 5.600/1kg lúa tươi, thì người dân tiếp tục có lãi. Phản ánh của phóng viên Phạm Hải, thường trú Đài TNVN tại ĐBSCL.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)