Thống kê mới nhất cho thấy, số trẻ em bị xâm hại tình dục có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc không thể đưa kẻ đồi bại ra trước vành móng ngựa. Vẫn còn những khoảng trống đằng sau các vụ việc đau xót này và một câu hỏi khó vẫn đặt ra: Vì sao một đứa trẻ ở nước ta có đến 17 cơ quan bảo vệ quyền lợi, nhưng khi đứa trẻ đó bị xâm hại, rất có thể sẽ không trừng trị được kẻ gây ra tội ác? Dư luận phẫn nộ khi những kẻ ấu dâm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nạn nhân đối mặt với những tổn thương hàng ngày, hàng giờ. Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe bài 3 với nhan đề: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ!"
- Báo cáo Tự do tôn giáo của Mỹ phần về Việt Nam - vẫn thiếu khách quan và phiến diện.- Đồng chí Nguyễn Văn Linh: tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”, bài 3: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ".- Tổ chức Y tế thế giới cử chuyên gia đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus Sars-Cov-2.
- Yên Bái kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (11/4/1900), 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.- Cháy rừng lại bùng phát tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) không chỉ uy hiếp đến an nguy của gần 300 hộ dân mà còn đe dọa trực tiếp đến di tích đền Cuông và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu sát đó. Trong khi đó, rừng tại dãy núi Mồng Gà, thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh vẫn tiếp tục cháy lan rộng, gây thiệt hại hàng trăm hec ta.- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, năm nay thời gian khai giảng thống nhất trên toàn quốc vào ngày 5/9 và không tổ chức dạy học trước thời gian này.- Đài TNVN tiếp tục phát sóng bài 2 trong loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”. Bài 2 với tiêu đề: “Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?”.- Mỹ tuyên bố sẽ chấm dứt thỏa thuận cho phép xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc) thiết bị quốc phòng. Ngay lập tức, lãnh đạo Hồng Kông cho biết, sẽ phối hợp với chính quyền Trung ương Trung Quốc đáp trả các trừng phạt của Mỹ.- Châu Âu trước ngưỡng cửa mở biên giới ngoài khối từ ngày mai 1/7.
Trong bài đầu tiên của loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”, phát sóng Theo dòng Thời sự sáng qua, quý vị và các bạn đã phần nào cảm nhận được phần nào nỗi đau của gia đình, của các em nhỏ là nạn nhân của xâm hại tình dục. Đó còn là bức tranh toàn cảnh với những diễn biến phức tạp cho thấy xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí ở cả gia đình, tổ ấm của các em, ở cả trường học, nơi được coi là an toàn. Liên tiếp những vụ việc được cho là quấy rối, xâm hại tình dục học đường diễn ra gần đây, đặc biệt trong tháng 6, Tháng hành động vì trẻ em đã khiến dư luận bức xúc. Và nó cũng làm bùng lên nỗi hoang mang, lo sợ cho môi trường giáo dục không an toàn mà mỗi ngày hàng triệu học sinh vẫn đang phải cắp sách đến trường. Mời quý vị nghe tiếp Bài 2 có tiêu đề: Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?
- Siết chặt chất lượng phi công và chủ động nguồn phi công nội - nhìn từ vụ Pakistan nghi hàng trăm phi công sử dụng bằng giả.- Châu Âu chia rẽ về mở cửa biên giới.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”, phần 2 nhan đề: "Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?"- Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ cấp phép cho Boeing 737 MAX bay thử nghiệm.
1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm tới hơn 75% - Những con số này hẳn sẽ khiến bạn giật mình, đau xót và phẫn uất. Thế nhưng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Đáng báo động, hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) thời gian gần đây được nhận định là “gia tăng đột biến”. Ngay trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng... tiếp tục gây rúng động dư luận. Nhưng chúng ta cũng tự hỏi, liệu sự bức xúc, phẫn nộ sau mỗi vụ việc ấy sẽ kéo dài trong bao lâu? Đã bao giờ chúng ta suy nghĩ về số phận của những đứa trẻ bị xâm hại, về những hệ lụy đắng cay mà các em và gia đình phải đối mặt ra sao? “XHTDTE - Những nỗi đau bất tận” là câu chuyện chúng tôi kể trong bài 1 của loạt bài “Đừng khóc một mình”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Trường chuyên: Liệu đã hết vai trò?- Hướng đi nào cho lao động thất nghiệp do dịch Covid-19?- Quan hệ Trung - Ấn trước làn ranh đỏ.- Hành trình thứ hai của lốp xe – hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Sơn La.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”; Bài 1: "Hành trình của những nỗi đau".- Mối nguy thời tiết nắng nóng tại châu Âu làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Trẻ em thì làm sao có thể tự bảo vệ mình? Trẻ em là người có lỗi? Hay bố mẹ là người có lỗi khi đã không canh chừng con cái mình suốt 24 tiếng mỗi ngày? Nếu chúng ta tiếp tục im lặng thì không thể giải quyết câu chuyện này. Nếu chúng ta tiếp tục chậm trễ thì sẽ còn có thêm nhiều em bé phải chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác và sự giày vò về tinh thần. Loạt phóng sự “Đừng khóc một mình” của Đài TNVN liên tục phát sóng trong các chương trình "Theo dòng thời sự sáng" từ ngày 29/6 đến 02/7/2020 sẽ khắc họa chân thực hành trình của những nỗi đau, phân tích những khoảng trống trong công tác bảo vệ trẻ em và những giải pháp trong để ngăn chặn vấn nạn này hiệu quả. Mời quý thính giả đón nghe, suy ngẫm và cùng lên tiếng.
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.
Mỗi năm nước ta có hàng ngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng rất nhiều vụ việc đi vào bế tắc và không thể xử lý đối tượng xâm hại chỉ vì… không đủ bằng chứng. Nỗi đau của nạn nhân và gia đình không gì bù đắp trong khi những kẻ thủ ác vẫn ngang nhiên thách thức dư luận. Cần nhìn nhận vấn đề này ra sao? Cần làm gì để nghiêm trị tội phạm XHTD và bảo vệ sự an toàn cho trẻ? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Theo dòng thời sự đặc biệt lúc 8h sáng mai, 24/06/2020 trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc, tổ chức tại Đồng Tháp. Hãy đón nghe và tương tác với chương trình qua các số điện thoại 0277.3839899, 0277.389.6566 và trên fanpage VOV1 - Thời sự.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)