Sáng 8/9, trong cuộc họp về phòng chống đại dịch Covid-19,Chính phủ Nhật Bản quyết định tăng nguồn kinh phí dự bị cho gói tăng cường công tác chống dịch trong dự toán bổ sung lần 2 lên hơn 11 nghìn tỷ Yên (tương đương 1100 tỷ đôla Mỹ). Trước đó gói này đươc phệ duyệt với mức tiền hơn 1000 tỷ đôla Mỹ. Tin của Bùi Hùng - Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga được Tạp chí khoa học uy tín hàng đầu The Lancet đánh giá cao khi cho biết, vắc-xin ngừa Sputnik V đã tạo kháng thể cho tất cả những người tham gia tiêm thử nghiệm trong 2 giai đoạn đầu mà không gây bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, thành công bước đầu của Sputnik V đã làm gia tăng áp lực cho các nước trong việc tung ra loại vắc-xin nhanh chóng để ngăn ngừa dịch bệnh. Điều này dẫn tới những lo ngại rằng, vắc-xin ngừa Covid-19 có thể được phê chuẩn trước khi chứng minh được tính hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm đại trà. BTV Anh Tuấn tổng hợp:
- Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử.- Trung Đông trong chiến lược bầu cử của Mỹ.- Chuyển trả vốn đầu tư công: buồn và vui.- ĐBSCL: tận dụng cơ hội EVFTA như thế nào?- Italia thử nghiệm vắc-xin tiềm năng trên người.
Nhật Bản sẽ ưu tiên cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 cho các nhân viên y tế, người cao tuổi, và người có bệnh nền nếu có vắc-xin. Phản ánh của Bùi Hùng-Phóng viên TT Đài TNVN tại Nhật Bản:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.- Nước ta ghi nhận thêm 3 ca mới mắc Covid-19. Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.- Pháp ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ khi gỡ phong tỏa, khiến người dân lo ngại về làn sóng dịch thứ 2.- Nga thông báo giá xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 ít nhất là 10 đô la Mỹ cho 2 liều.- Bài bình luận: "Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt – càng gỡ càng rối”
Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
- Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì?- Thư viện di động mang lại niềm vui cho trẻ em trên thế giới trong thời kỳ dịch Covid-19.- Cuộc thi vẽ tranh mùa dịch covid-19: “Vẽ nên mùa hè ý nghĩa”.
Khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với các nguy cơ của làn sóng thứ 2, cuộc đua sản xuất vắc-xin cũng đang tăng tốc và ngày một khốc liệt hơn. Không phủ nhận mục tiêu tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 gây dịch COVID-19, thế nhưng theo giới quan sát, đằng sau cuộc đua này lại là một “trò chơi địa chính trị” giữa các nước lớn trên toàn cầu. Tất yếu, một khi y tế, vắc-xin cũng rơi vào vòng xoáy “chính trị hóa” như rất nhiều lĩnh vực khác thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường!
Giới chuyên gia y tế nhận định, vắc-xin là cách duy nhất giúp thế giới giải quyết được cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, vì vậy các quốc gia đều đang nỗ lực sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu thành công, thì số lượng vắc-xin sản xuất ra khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các quốc gia. Bởi thế, quốc gia nào “chạm đích” trước trong cuộc đua sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 sẽ không chỉ có ưu thế trong khống chế dịch bệnh, mà còn thúc đẩy được ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả chính trị. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
- EVFTA: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt.- Vì sao các nước thay đổi thái độ mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông?- Kết quả kinh doanh quý II: Những điểm sáng trong đại dịch COVID-19.- An Giang: Siết chặt xuất, nhập cảnh qua biên giới.- Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- WHO kêu gọi các nước tham gia chương trình vắcxin COVAX.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)