-Vai trò của những âu tầu và làng chài ở quần đảo Trường Sa - Phỏng vấn PGS-TS, Đại Tá Trần Ngọc Long, nguyên phó Viện trưởng Viện LS Quân đội Việt Nam về không gian văn hóa biển đặc sắc của ngư dân cả nước ở biển Đông. -Thông tin hỏi-đáp về Chuyên mục "Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam"
Cách đây 5 năm nhiều bạn đọc đã biết đến nữ tác giả trẻ Hồng Diệu, tên thật Nguyễn Thị Hồng Diệu, sinh năm 1984 tại Nghệ An với tập thơ đầu tay “Những dặm sóng yêu thương”. Dù chưa bao giờ đến với Trường Sa nhưng trong những câu thơ của Hồng Diệu Trường Sa luôn hiện lên thật gần: “Trập trùng, trập trùng sóng/Tàu đưa chúng tôi ra thăm đảo/Đôi mắt rưng rưng, niềm hạnh phúc ùa về/Trường Sa ơi chúng tôi đang đến/Mang những tâm tình thương mến đất mẹ gửi Trường Sa”. Trang sách của bạn đêm nay giới thiệu tới quý thính giả tập thơ thứ 2 của Hồng Diệu mang tên “Thư con gửi Trường Sa” sẽ được tổ chức giới thiệu và ra mắt bạn đọc sáng 27/6/2020 tại 41 Thi Sách, Hà Nội.
Không chỉ làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biển, đảo, cán bộ, chiến sĩ hải quân đóng quân trên đảo Trường Sa còn là những người âm thầm hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển. Việc làm thầm lặng nhưng ý nghĩa của những người lính Trường Sa giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng lắng nghe chia sẻ của một số ngư dân về tình cảm dành cho những người lính “Cụ Hồ” ở Trường Sa.
Với gần 7.000 tàu thuyền đang hoạt động, trong đó hơn 1.000 phương tiện có công suất từ 300 CV trở lên được trang bị hiện đại, ngư dân Bình Thuận có truyền thống nhiều đời làm giàu từ vùng biển Trường Sa của Tổ quốc. Ít năm trở lại đây, dù hoạt động khai thác hải sản gặp một số trở ngại, thế nhưng nhiều lớp ngư phủ vẫn tiếp nối truyền thống cha ông để bám biển. Phóng sự của CTV Văn Thuận – CQTT tại TPHCM:
- Bộ đội Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.- Giới thiệu cuốn sách “Cờ thắm giữa biển xanh” với nhiều giá trị ý nghĩa về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà báo Nguyễn Viết Tôn - TTXVN.- Lời nhắn nhủ của những người cựu chiến binh tham gia giải phóng Trường Sa năm xưa gửi đến thế hệ chiến sĩ hôm nay.
45 năm trước, cùng với đoàn quân thần tốc tiến về Sài Gòn, đã có một lực lượng đặc biệt được giao thực hiện một nhiệm vụ cũng rất đặc biệt trên mặt trận Biển Đông, đó là giải phóng Trường Sa. Đây là một quyết định táo bạo, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc Phòng đối với vấn đề chủ quyền biển đảo lúc bấy giờ. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến công thần tốc của thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân năm xưa là động lực quyết tâm giữ chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc của thế hệ hôm nay.
45 năm đã trôi qua kể từ đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ đã tiến những bước dài trong công cuộc kiến thiết, dựng xây và đổi mới. Song mệnh lệnh lịch sử “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa …” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào và quyết tâm cả dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển để giành tiếp những mùa xuân đại thắng. Cụm 2 của Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Những mùa xuân đại thắng”. Hai vị khách mời là Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Khuất Duy Tiến - Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê – Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Những ngày này 45 năm về trước, cùng với các cánh quân tiến về Sài Gòn, đã có một lực lượng đặc biệt được giao thực hiện nhiệm vụ cũng rất đặc biệt. Đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Gặp lại cựu binh - những người trực tiếp giải phóng Trường Sa năm xưa để nhớ lại về những năm tháng hào hùng và đầy tự hào của thế hệ cha anh.- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khôi phục các hoạt động xã hội, tăng tốc phát triển kinh tế, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho phép tăng chuyến bay, tàu hỏa và xe khách.- Theo Bộ Y tế, kết quả nghiên cứu lấy mẫu 8 bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 cho thấy, có tới 5 mẫu chỉ mang "xác virus", khả năng lây nhiễm của các ca này rất thấp.- Ít nhất 40 người thiệt mạng trong vụ nổ bom mới nhất tại Syria.- Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch chi tiết gỡ bỏ phong tỏa toàn quốc từ 11/ 5 tới.
- Trận đánh giải phóng Song Tử Tây qua ký ức của cựu binh Hải quân.- Quân dân Trường Sa đoàn kết giữ vững chủ quyền biển đảo.- Bộ đội biên phòng gần dân, được dân mến, dân yêu.- Tổng hợp thư, yêu cầu âm nhạc của thính giả.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.- Đã qua 6 ngày Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới và có thêm 7 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.- Kỷ niệm 150 năm ngày sinh lãnh tụ Lê nin, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia: "Di sản Lê-nin: Giá trị lý luận-Thực tiễn": tiếp tục khẳng định những cống hiến vĩ đại của Lê nin vì sự tiến bộ của nhân loại. Tư tưởng của Người soi sáng cho cách mạng Việt Nam.- Bộ Công Thương đưa ra các giải pháp ứng phó với giá dầu giảm sâu.- Tại Nhật Bản, tốc độ lây nhiễm tập thể tại các bệnh viện, trường học ngày càng gia tăng.- Sau khi có thời điểm rơi xuống mức thê thảm nhất trong lịch sử (-40,32 USD/thùng), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ đã tăng trở lại lên mức hơn 13 USD/thùng. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác tiến hành họp khẩn.- Mỹ và Australia phối hợp tuần tra chung ở khu vực Biển Đông. - Loạt bài “Bước đi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông”, bài 3 nhan đề: Thành lập Quận “Tây Sa và Nam Sa”: Từ mưu đồ "biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp đến biến thứ tranh chấp thành của riêng mình".
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)