Sau một thời gian yên ắng, an ninh trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua lại trở thành tâm điểm chú ý khi Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa. Mới nhất, hôm qua Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên phóng thử hai tên lửa đạn đạo chưa rõ chủng loại. Vụ phóng này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình chiến lược với tầm bay ít nhất 1.500 km. Những vụ thử tên lửa này diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại đối thoại với Triều Tiên. Quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề hạt nhân đã bị đình trệ suốt hơn 1 năm qua. Việc Triều Tiên thử các loại tên lửa chiến lược được cho là mang nhiều thông điệp gửi tới Mỹ.
Vài ngày sau khi thử tên lửa hành trình tầm xa chiến lược mới, hôm nay, Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa đạn đạo. Ngay sau đó , Hàn Quốc cũng thông báo thử nghiệm thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Bán đảo Triều Tiên đang “nóng” hơn bao giờ hết bất chấp các nỗ lực ngoại giao con thoi đang được đẩy mạnh.
Trước thông tin Triều Tiên đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa hành trình tầm xa kiểu mới, chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc ngày hôm nay (13/9) đã lấy làm tiếc về việc này.
Sáng nay 13/09, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, nước này đã phóng thử thành công loại tên lửa hành trình tầm xa chiến lược mới, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào cuối tuần qua. Vụ thử diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng, khi Triều Tiên tố Hàn Quốc có hành động “mài dao” nhằm vào “anh em”. Trong khi, các hoạt động ngoại giao con thoi giữa 3 Đặc phái viên Mỹ - Nhật – Hàn vẫn đang diễn ra với tần suất lớn, song chưa có đột phá.
Đường dây liên lạc trực tiếp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã được nối lại vào ngày 27/7 vừa qua, sau hơn 1 năm bị gián đoạn. Động thái tích cực này đã mở ra cơ hội để các bên liên quan thúc đẩy việc nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Mỹ - Hàn những ngày nay đã có nhiều hoạt động ngoại giao con thoi, trong khi Triều Tiên dường như cũng phát đi tín hiệu để đàm phán.
Bán đảo Triều Tiên trong những ngày qua có nhiều dấu hiệu tích cực với việc Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại đường dây nóng liên lạc, thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên liệu đây có phải là khoảng lặng trước cơn bão hay không, khi Triều Tiên đang có các động thái chuẩn bị quân sự trước cuộc diễn tập quân sự lớn của Mỹ và Hàn Quốc, dự kiến vào đầu tháng 8 tới.
Hôm qua 27/7, Hàn Quốc và Triều Tiên mở lại đường dây liên lạc trực tiếp qua biên giới vốn bị ngừng hoạt động từ năm ngoái. Động thái này được cộng đồng quốc tế hoan nghênh và nhận định có tác động tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ liên Triều.
Tuyên bố “sẵn sàng gặp phía Triều Tiên bất cứ lúc nào, địa điểm nào” mà không cần điều kiện tiên quyết; Tân Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, ông Sung Kim – người đang có chuyến thăm nhiều ngày tại Hàn Quốc, đang chứng tỏ thiện chí muốn đối thoại với Triều Tiên, đưa tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, phản ứng bề ngoài của phía Triều Tiên có vẻ “không mấy mặn mà”.
Trong một tuyên bố đăng tải trên web của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 1/6, Triều Tiên đã chỉ trích một số quốc gia tích trữ quá nhiều vắc xin ngừa Covid-19 gây ra tình trạng không đồng đều trong phân phối vắc-xin trên phạm vi toàn cầu, đồng thời nước này cũng yêu cầu Tổ chức Y tế thế giới cần phát huy vai trò trong vấn đề này.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức tháng 1 năm nay, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên gần như đóng băng khi các bên liên quan như Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên không có động thái ngoại giao đáng chú ý nào. Dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bày tỏ sẵn sàng làm trung gian kết nối giữa Triều Tiên với chính quyền mới ở Mỹ, nhưng cả Mỹ và Triều Tiên vẫn “án binh bất động” như một cách để thăm dò lẫn nhau. Vấn đề đối thoại nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được chú ý trở lại, khi lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc tại hội nghị thượng đỉnh cuối tuần qua đã khẳng định sẽ thúc đẩy đối thoại với Triều Tiên dựa trên những thỏa thuận trước đó, bao gồm cả thỏa thuận ký giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Moon Jae In tại Singapore năm 2018. Với những tuyên bố này, giới phân tích cho rằng “bóng hiện đang nằm trên sân của Triều Tiên”. Nhà báo Phạm Phú Phúc phân tích rõ hơn về triển vọng nối lại đối thoại với Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hàn:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)