Cùng với những điểm nóng xung đột Israel-Palestine, ngày chiến thắng Phát xít ở Nga, thông tin về diễn biến đại dịch COVID19 tại các quốc gia tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tính đến sáng nay, trang thông tin Worldemerter cho biết đã có 159 triệu người nhiễm COVID19 trên toàn cầu, trong đó hơn 3,3 triệu người tử vong. Một thông tin rất không vui đó là số ca nhiễm mới không ngừng tăng ở nhiều quốc gia châu Á, mà tâm điểm là Ấn độ với đỉnh dịch đang sắp chạm ngưỡng trong một hai ngày tới. Giới chuyên môn đang mô tả làn sóng đại dịch COVID19 như một cuộc khủng hoảng y tế mới có thể sẽ nhấn chìm các quốc gia, đặc biệt là châu Á nếu không dồn toàn lực để chống dịch ở thời điểm hiện nay.
“Đoàn kết – Sáng tạo – Vượt khó – Phát triển”, chủ đề của tháng công nhân năm nay, trong đó đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động, được các cấp công đoàn triển khai, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.- Thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian trong năm qua, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.- Nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong tháng 4 vừa qua, Việt Nam tăng 4 bậc so với tháng trước đó trong Bảng xếp hạng theo tháng của Bloomberg.- Các địa phương đẩy mạnh công tác truy vết, giám sát, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng Covid-19.- Ngày cuối cùng trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Myanmar.- Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca dương tính với viruts Sar Covid-2 trong 1 ngày, trong khi vắc-xin đang thiếu hụt, khiến nước này không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ 1/5.
Chính phủ Anh mới đây công bố bản Đánh giá Tích hợp về chính sách quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Vương quốc Anh, trong tài liệu có tựa đề “Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh”. Nếu như coi đây là định hướng chính sách mới về đối ngoại và an ninh thì cũng không sai, bởi kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đến nay ở Anh chưa có lần nào điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh cơ bản và sâu rộng như lần này. Tất nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi cuộc “ly hôn” lịch sử giữa Anh với Liên minh châu Âu, kèm theo nhưng thay đổi của chính trị thế giới buộc “xứ sở sương mù” phải đi tìm lời giải cho câu hỏi “Nước Anh bây giờ sẽ đóng vai trò gì trên thế giới”?
- Cá nhân có thể sử dụng tài khoản giao dịch điện tử để quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.- Quảng Nam quyết định đánh sập các hầm khai thác vàng trái phép tại Vườn quốc gia Sông Thanh, để bảo vệ môi trường sinh thái và các cánh rừng.- Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế dự báo Kinh tế toàn cầu sẽ tăng 5,6% trong năm nay, cao hơn 1,4% so với dự báo nhờ triển khai có hiệu quả tiêm ngừa vaccine COVID 19.- Nga kiện 5 nền tảng xã hội lớn trong đó có Twitter, Facebook, Google, vì không tuân thủ quy định kiểm duyệt nội dung.
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ tới 200 nghìn đồng mỗi ngày cho người tham gia chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.- Dịch bệnh Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp, thành phố Hồ Chí Minh tính đến phương án thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ; tỉnh Hưng Yên thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa tại một số khu vực.- Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.- Thượng viện Mỹ bắt đầu phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump với cáo buộc “kích động bạo loạn”, khiến 5 người thiệt mạng.- Sau nhiều tuần tiến hành điều tra về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khẳng định có khả năng virus Sars CoV-2 lây từ động vật sang người, nhưng chưa xác định được vật chủ.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ động thổ dự án trọng điểm đầu tiên tại Khu kinh tế Thái Bình.- Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ 3 năm 2020 đề xuất các giải pháp kết nối tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu, góp phần phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045.- Ngày mai, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét xử vụ án sai phạm tại cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương liên quan đến hai cựu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải là ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Hồng Trường.- Các tỉnh miền Bắc chuẩn bị đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông với nhiệt độ thấp nhất từ 11 đến 14 độ, vùng núi cao dưới 5 độ C và có khả năng xảy ra băng giá.- Anh và EU tiếp tục dồn ép nhau trong các cuộc đàm phán mang tính quyết định về tiến trình hậu Brexit.- Mỹ bắt đầu tiến hành phân phối vắc xin ngừa Covid-19 để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng lớn vào ngày mai.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước, trong đó có nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng âm, thì Việt Nam vươn lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng 2,12%, quý 3 tăng mạnh hơn quý 2, đạt 2,62%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V thay vì chữ U, chữ L hay W như nhiều nền kinh tế khác. Nhiều tổ chức quốc tế và định chế tài chính nhận định, hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp nước ta vượt qua khó khăn của đại dịch và những cơ hội nào cần phải tận dụng để vươn lên trong bối cảnh mới này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế:
- Hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Tân giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định như vậy trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.- Bão số 8 giật cấp 11 và có khả năng mạnh thêm đang hướng về phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.- Hàng vạn tấm lòng nghĩa tình trên cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục hướng về vùng lũ miền Trung với các hoạt động thiện nguyện mang hàng cứu trợ thiết yếu tới người dân nơi đây.- Thủ tướng Tây Ban Nha đối diện với đơn kiến nghị bất tín nhiệm do cách xử lý khủng hoảng Covid-19.- Toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Việt Nam đã tự định vị thành công trên bản đồ bình đẳng giới toàn cầu”, là đánh giá của Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam Ê-li-xa Phéc-nan-đết Xa-en (Elisa Fernandez Saenz) trong cuộc trò chuyện với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên đề cập vấn đề nam nữ bình quyền, cho đến nay, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới, một trong số các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Phóng viên Thu Hoài có bài viết:
Chuỗi giá trị toàn cầu (hay còn gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu) là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm bằng cách tham gia chuỗi mắt xích cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nội địa phát triển và nền kinh tế nước ta đẩy mạnh tăng trưởng. Để đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ đã đề ra ba giải pháp đột phá như: đột phá về thể chế, đột phá về nhân lực chất lượng và phát triển hạ tầng công nghệ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)