Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết đã tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm nhờ số hóa quy trình, đó chính là hiệu quả ban đầu khi chuyển đổi sang số hóa quy trình tài chính kế toán và kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tiết kiệm thêm được hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; Hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy và giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc... Số hóa thành công 2 quy trình nghiệp vụ này cũng giúp EVNNPC “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương trải dài trên 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc.
Chiều nay (09/12/2021) tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2021”. Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) vinh dự được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021. Ngoài ra còn có 02 đơn vị trực thuộc EVN cũng được vinh danh trong sự kiện năm nay. Đây là lần thứ 3 liên tiếp EVN được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc.
Thực hiện mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số vào năm 2022 trên cả 05 lĩnh vực (khối kỹ thuật đến phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đầu tư xây dựng, quản trị, công nghệ thông tin và tự động hóa), đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến cho khách hàng; Đồng thời, thực hiện “Lộ trình phát triển lưới điện thông minh” theo chủ trương của Chính phủ, EVNNPC đã đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện năng, bảo đảm công khai, minh bạch, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng...
Hai năm liên tiếp chịu tác động từ dịch Covid -19, nhiều doanh nghiệp đã gần như kiệt quệ. Trở lại trạng thái bình thường mới sau thời gian dài giãn cách từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4, cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Áp lực về chi phí, thiếu hụt dòng tiền, nguồn lao động khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể hoạt động hết công suất... Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, để hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp sau dịch cần đồng bộ, tạo thuận lợi, bảo đảm sự thống nhất, tính khả thi của chính sách để doanh nghiệp thực hiện.
Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Với các quy định giãn cách, không tập trung đông người… được áp dụng nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt nhận được “cú huých” lớn. Thông qua các ứng dụng ngân hàng điện tử, ngân hàng số, thẻ tín dụng… không những giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đồng thời mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt- thời điểm vàng để phát triển.- Sản phẩm Ví Việt của Lienvietpostbank, ứng dụng để người dùng đến gần hơn với tiện ích thanh toán hiện đại.- Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Do dịch COVID-19 khiến các trường học phải chuyển đổi hình thức sang học online. Đến thời điểm này, đã đầu tháng 7 nhưng vẫn còn nhiều trường chưa thi hết năm học. Do đó việc học online vẫn tiếp tục duy trì thậm chí gia tăng các lớp phụ đạo online nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Trong khi đó, kỳ nghỉ hè kéo dài khiến trẻ em, nhất là ở khu vực đô thị hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời. Ở nhà với 4 bức tường, nhiều em chỉ biết làm bạn với tivi, điện thoại… Lo các con quên kiến thức hoặc sa đà vào game hay các thiết bị điện tử, nhiều phụ huynh đã tìm đến các khóa học online với hy vọng con được bù đắp kiến thức bị gián đoạn từ những đợt nghỉ dịch, đồng thời có thêm kỹ năng sống, duy trì thói quen tự giác. Thế nhưng, trước bối cảnh “nở rộ” các chương trình học hè online, không ít phụ huynh đang “bơi” trong loạt chương trình này, từ miễn phí đến học phí thấp, học phí cao và tỏ ra lúng túng không biết chọn chương trình nào, khóa học nào. Vậy học hè online, làm thế nào để tránh “tiền mất tật mang”?
Thời gian qua, khi phản ánh, phân tích các vấn đề chuyển đổi số, các phương tiện truyền thông thường khẳng định “Chuyển đổi số không còn là xu thế. Hoạt động này càng sớm và hiệu quả, càng cho thấy năng lực quản trị kinh doanh, định vị giá trị-thương hiệu doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn Covid 19 tác động đa chiều”. Đó là thực tế, nhưng không đồng nghĩa bất kỳ doanh nghiệp, doanh nhân nào muốn chuyển đổi số cũng có thể thực hiện được ngay và hiệu quả tức thì.
-Loạt bài “FTA & Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập”.Bài 2: “FTA mới” và câu chuyện chủ động thay đổi để hội nhập.-Ngày không tiền mặt 2021 – Góp phần hiện thực hóa “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia”
Tiếp nối thành công từ hai năm 2019 và 2020, chương trình "Ngày không tiền mặt năm 2021" được tổ chức hôm nay (16/06) với sự đồng hành của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, Fintech, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại… Chương trình được thực hiện với nhiều hoạt động đổi mới, tập trung hướng đến đối tượng là giới trẻ như sinh viên, người tiêu dùng phổ thông, công nhân, người thu nhập trung bình, thấp.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)