Bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả chỉ trong 1 tiếng, với độ chính xác cao (trên 98%) vừa được Tiến sĩ Lê Quang Hòa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu thành công trong một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Đây là một trong những bộ sinh phẩm xét nghiệm tối ưu nhất trên thế giới hiện nay.- Với khả năng xét nghiệm được 160.000 người trong 24 giờ, bộ kít xét nghiệm nhanh, rẻ và có độ chính xác cao nhất từ trước tới nay được ví là “chìa khóa” để Việt Nam “mở cửa lại bầu trời” sau 1 thời gian dài tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế. Phóng viên Văn Hải giới thiệu tới quý vị đề tài nghiên cứu này của Tiến sĩ Lê Quang Hòa đang làm việc tại Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trong nhiều năm qua, trong nền khoa học nước nhà, nhiều công trình của các nhà khoa học nữ của Việt Nam được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với giới khoa học quốc tế. Đồng thời những công trình khoa học này đã tích cực hỗ trợ cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển của nền khoa học của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Cùng nghe câu chuyện về nhà khoa học nữ-Tiến sĩ Đào Kim Nhung-người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
- Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện.- Tiến sĩ Đào Kim Nhung - người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu tăng 3 lần so với năm ngoái. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tại khu vực Tây Nguyên phát hiện 63 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó 3 ca bệnh đã tử vong. Đó là thông tin được đề cập tại cuộc họp phòng chống dịch bệnh bạch hầu do Bộ Y tế tổ chức chiều nay tại Hà Nội. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp. Phóng viên Văn Hải thông tin:
Vào các dịp tổng kết năm học, trước khi nghỉ hè, nhiều trường lớp thường tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế ở nhiều nơi, để các học trò nâng cao hiểu biết, tăng thêm sự gắn bó trong tập thể. Trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động này càng được chú trọng hơn. Thế nhưng, vẫn còn những vấn đề cần đặt ra với đối với hoạt động này. Các vụ tai nạn dẫn tới thương tích thậm chí là tử vong đối với học sinh trong các chuyến trải nghiệm đặt ra hàng loạt vấn đề cho các trường và các cơ quan quản lý, như có nên tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm quá xa? Tổ chức thế nào cho an toàn? Làm sao để các em tham gia một cách tích cực và hiệu quả? BTV Lê Thu trao đổi với khách mời là Tiến sĩ Vũ Việt Anh – Tổng Giám đốc Học viện Thành Công.
Để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh hoàn tất việc công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 1 sử dụng vào năm học 2020-2021 trước ngày 20/5. Đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành và công bố kết quả lựa chọn SGK, trong số 5 bộ SGK với 46 đầu sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Điều mà dư luận quan tâm nhất lúc này là ác động của dịch bệnh khiến thời gian lựa chọn SGK ở các địa phương bị gấp thì liệu có đảm bảo chất lượng? Vì sao Bộ GD&ĐT không biên soạn một bộ SGK nữa? Số tiền 16 tiệu USD sẽ được giải quyết ra sao? Bàn về vấn đề này, khách mời là Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT.
Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Trong chương trình Chân dung cuộc sống BTV Mai Hồng mời quý vị và các bạn đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, người từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học Công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng thuộc Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)