Bộ Tài chính đang đề xuất gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- Sắc xanh ngập tràn nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng- VN- Index đạt đỉnh cao mới- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua đã và đang có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung hoàn thiện các hướng nghiên cứu đã triển khai và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới. Giải pháp KHCN phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19- là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay. - Tìm hiểu phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á- Viettel Innovation Lab, nơi đưa Việt Nam trở thành số ít các quốc gia trên thế giới vừa làm chủ các thiết bị mạng vừa nghiên cứu về 5G trong phần sau của chương trình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tối nay 28/10 dự phiên thảo luận mở cấp cao về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”- Dự hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các quốc gia đề cao tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đa phương, thượng tôn pháp luật, duy trì quan hệ quốc tế lành mạnh- Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó tái khẳng định cam kết củng cố Cộng đồng ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các thách thức cũng như thúc đẩy sự phục hồi toàn diện của ASEAN sau đại dịch Covit19- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan- Iran thông báo sẽ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân vào tháng 11 tới
Theo chương trình kỳ họp, sáng nay (28/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Nhiều đại biểu đánh giá, dự thảo luật có nhiều điểm mới, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, trong đó trong đó chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ ở cơ sở, cho những người trực tiếp lao động, khắc phục được tính hình thức trong phong trào thi đua thời gian qua.
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đối với các ngành sản xuất, trong đó có nông nghiệp và hoạt động xuất khẩu nông sản. Tuy vậy, với nhiều giải pháp hỗ trợ của các bộ ngành như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, nông sản Việt vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, gia tăng giá trị. Thật đáng mừng khi chúng ta nghe con số mà Bộ NN và PTNT thông báo, 9 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đạt được con số này, không thể không nhắc tới công tác xúc tiến thương mại của ngành công thương bằng nhiều hình thức, đã hỗ trợ kịp thời việc tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt qua các buổi tư vấn, kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt nam với doanh nghiệp ở các khu vực thị trường nước ngoài.
Tình trạng ma túy xâm nhập học đường.- Nữ y tá chữa bệnh miễn phí.- Cuốn sách 120 ngày mây thì thầm với gió.- Lưu giữ làng diều sáo Ba Sang.
Nhận diện mưu đồ núp bóng tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá Đảng, Nhà nước.- Phiên họp đặc biệt của Liên minh châu Âu nhằm cải cách thị trường năng lượng.- Loạt bài “Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt hậu giãn cách” với nhan đề “Doanh nghiệp Miền Tây khốn đốn trong cơn bão “Covid-19”.- Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Phi phát hành tiền điện tử.
Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”… Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Thưa quý vị và các bạn! Gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ có những diễn biến phức tạp cả về hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả...Từ đầu năm đến nay gần như tháng nào cũng có vài ba vụ án chống người thi hành công vụ bị Toà án các địa phương đưa ra xét xử. Vì sao loại tội phạm chống người thi hành công vụ lại gia tăng mạnh và nghiêm trọng như vậy? Những giải pháp nào để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này?
Thế giới ngoài kia luôn tràn ngập sắc màu của cuộc sống nhưng có những người, cuộc sống chỉ hoàn toàn là một màu đen. Trên thực tế, người khiếm thị ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều kỳ thị. Sự kỳ thị nặng nề và những định kiến ngầm bắt nguồn từ việc cộng đồng chúng ta chưa có nhiều cơ hội tiếp cận để thấu hiểu và yêu thương cộng động người khiếm thị. Vì thế mà The EYES Project đã ra đời để kết nối – chia sẻ – thấu hiểu giữa cộng đồng người khiếm thị và cộng đồng người không khiếm thị.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)