Gần 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay – kỳ thi mang tính quyết định sau 12 năm miệt mài đèn sách. Đây là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều địa phương đã phải xây dựng kế hoạch, kịch bản xử lý các tình huống, thực hiện diễn tập tại điểm thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực, các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, an ninh trật tự, an toàn giao thông… Việc chuẩn bị kịch bản cho các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi, đảm bảo sao cho tất cả đều an toàn, an tâm trong phòng chống dịch bệnh là việc làm hết sức thiết thực.
Hội nghị lần thứ ba - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bế mạc sớm hơn so với dự kiến 1 ngày. Hội nghị lần này đã nhất trí giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm chức danh lãnh đạo Nhà nước- Chủ trì cuộc họp trực tuyến với TPHCM về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thành phố thực hiện Chỉ thị 16 khẩn trương, quyết liệt, đặc biệt đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân- Nhiều bang của Mỹ kiện Google vi phạm luật chống độc quyền- Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á quyết định hoãn tổ chức SEA Games lần thứ 31 dự kiến diễn ra tại Việt Nam
Chiều nay (8/7), gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành môn Ngoại ngữ - môn thi cuối cùng, kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Kỳ thi đặc biệt trong lịch sử thi quốc gia khi dịch bệnh lan rộng gần 40 tỉnh, thành. Dù có sự cố liên quan đến dịch bệnh tại một số điểm thi, nhưng nhìn chung công tác tổ chức kỳ thi đã được ngành giáo dục và các địa phương thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác phòng chống dịch được tất cả các điểm thi trên cả nước chú trọng với nhiều giải pháp.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo. sau 3 ngày diễn ra kỳ thi 6, 7, 8/7, các tỉnh, thành ĐBSCL đã hoàn thành hai mục tiêu: vừa bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe thí sinh và cán bộ làm công tác trong kỳ thi.
Sáng nay 8/7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, một số tỉnh ở khu vực Đông Bắc có mưa vừa tới mưa to. Các địa phương đã chủ động có các phương án đảm bảo các em học sinh đến điểm thi an toàn, đúng quy định.
Sáng nay (8/7), cùng với thí sinh cả nước các thí sinh TP.HCM bước vào buổi thi tốt nghiệp THPT thứ ba với các môn thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Trong kỳ thi THPT năm 2021, tại tỉnh Quảng Trị có nhiều thí sinh hoàn cảnh khó khăn, éo le được các đội tình nguyện giúp đỡ. Cũng có những thí sinh đã lớn tuổi, lập gia đình vẫn quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp. Cảm phục, xẻ chia với các em học sinh trong những ngày thi tốt nghiệp THPT 2021, nhiều người đã sắp xếp cho các thí sinh dự thi xa nhà có nơi ăn ở miễn phí, giúp các em yên tâm thi cử.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Chính phủ với TPHCM bàn biện pháp chống dịch COVID19. Thủ tướng đồng ý để Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày mai, 9/7.- Nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá Việt Nam có cơ sở để ứng phó thành công với đợt dịch COVID19 lần thứ 4.- Sẽ xuất hiện một đợt lũ lớn ở khu vực Bắc Bộ, các địa phương miền núi phía Bắc chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.- Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án hành động ám sát Tổng thống Haiti.- Lực lượng chức năng Haiti đã tiêu diệt 4 đối tượng được cho là lính đánh thuê và bắt giữ hai đối tượng liên quan vụ ám sát này.- Số ca tử vong do COVID19 trên toàn cầu vượt mức 4 triệu người. Tổ chức Y tế thế giới gọi dấu mốc mới này là "thảm kịch" và kêu gọi các quốc gia đặc biệt cảnh giác khi mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội, giao thương.
TPHCM đang trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát rộng, dịch tấn công từ mọi hướng, trong đó có các chợ đầu mối, khiến chợ phải đóng cửa, kéo theo việc cung ứng thực phẩm hàng hóa cho người dân bị ảnh hưởng. Và từ ngày mai, 9/7, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sự lo lắng về gián đoạn nguồn cung hàng hóa đang hiện hữu. Nếu TPHCM không có kịch bản ứng phó, để xảy ra thiếu hàng hóa cục bộ, sẽ khiến người dân bất an, xã hội hoảng loạn, dịch sẽ càng khó kiểm soát.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là kể từ cuối tháng 4, đợt dịch lần thứ 4 đã lan rộng tới 55 tỉnh, thành phố và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại một số khu công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, song, tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự báo mục tiêu cán đích 600 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã chỉ rõ, trong hoạt động xuất nhập khẩu, phải đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm của các mặt hàng có thế mạnh, nhất là nông sản, rau, củ, quả, trái cây… để tiếp tục mở rộng thị trường, tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết. Bảo đảm mục tiêu cán cân thương mại hài hòa, bền vững; có biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp. Chuyên gia thương mại - PGS. TS Phạm Tất Thắng bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)