Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, một số địa phương như Bắc Ninh, Thanh Hoá đã họp bàn phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021- 2022. Hiện tỉnh Bắc Ninh đã quyết định lùi kỳ thi này vào thời điểm thích hợp mà không tổ chức vào đầu tháng 6 như kế hoạch trước đó.
Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Dòng chảy sự kiện hôm nay bàn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
Kết thúc đợt tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập năm học 2020-2021, theo công bố điểm chuẩn của các tỉnh thành trong cả nước, điểm trúng tuyển ở nhiều trường thấp "tới đáy" khi chỉ lấy 2,9 điểm cho 3 môn thi. Trong khi đó, điểm chuẩn có trường cao “chót vót” trên 40 điểm. Việc các trường có điểm trúng tuyển thấp đã bộc lộ nhiều bất cập trong đào tạo bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các địa phương.
- Làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không để trì trệ xảy ra tại khu vực này. Địa phương nào không giải ngân hết vốn đầu tư công, Chính phủ sẽ điều chuyển; địa phương nào cần tiền để phát triển, Chính phủ sẽ hỗ trợ, cấp bổ sung.- Gần 90.000 thí sinh vào lớp 10 công lập ở Hà Nội thi môn Toán - là môn cuối cùng. Theo đánh giá, đề thi năm nay dễ thở hơn so với mọi năm, phù hợp với tình hình thực tế các em phải nghỉ học vì dịch bệnh.- Ban soạn thảo dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quyết định bỏ quy định cấp giấy phép lái xe hạng A0 sau khi nhận được những ý kiến trái chiều của dư luận về quy định này.- Kết thúc ngày họp đầu tiên, lãnh đạo 27 nước châu Âu vẫn chưa đạt được đồng thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19.- Số ca nhiễm Covid-19 vẫn không ngừng tăng cao. Nhiều quốc gia phải tái siết chặt biện pháp kiểm soát để ngăn dịch lây lan.
- Chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ cho ý kiến về Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị khóa 9 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thành phố xác định mục tiêu để sớm trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại.- Hơn 300 nghìn học sinh ở 18 tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính chất cạnh tranh gay gắt hơn cả thi đại học, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM khi chỉ có 62% thí sinh có cơ hội vào trường công lập.- Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đối thoại với người dân 2 xã sống gần bãi rác Nam Sơn.- Cảnh báo sóng thần mức nguy hiểm được ban bố sau trận động đất 7,3 độ rích te, xảy ra tại Papua Niu-ghi-nê.- Hôm nay diễn ra phiên họp Thượng đỉnh đặc biệt của Liên minh Châu Âu EU về kế hoạch phục sau đại dịch Covid-19.- Trong chương trình, Đài TNVN lược trích bài viết “ Công tác tư tưởng trước yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong tình hình mới” của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo.
Sáng nay (16/07), gần 89.000 thí sinh tại Hà Nội đã đến tập trung tại 172 điểm thi để làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021. Phóng viên Thu Hiền thông tin.
Sáng nay (16/7), hơn 82.000 học sinh lớp 9 ở TP.HCM sẽ thi môn đầu tiên – môn Ngữ Văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2020-2021 với thời gian 120 phút. Phản ánh của Tỷ Huỳnh, Xuân Ngà – phóng viên thường trú tại TP.HCM:
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm nay được bố trí tại 172 điểm thi, với gần 89.000 thí sinh tham dự, tăng hơn khoảng 4.000 thí sinh so với năm ngoái. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tuyển sinh lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2020 - 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngày 14/7. Phóng viên Thu Hiền đưa tin:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021, thí sinh sẽ chỉ thi 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/7 tới. Quyết định này đã nhận được sự đồng tình của các trường trung học cơ sở, học sinh và phụ huynh học sinh, bởi sẽ giảm bớt áp lực học và thi cho học sinh trong điều kiện phải học từ xa do dịch Covid-19. Ghi nhận của phóng viên Minh Hường.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)