Sáng nay (20/08), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với các địa phương và đơn vị liên quan.
Ngoại giao vaccine và sự đồng hành của các nước cùng Việt Nam chung tay chống dịch bệnh Covid19- “Năm học mới 2021-2022: Xây dựng nhiều kịch bản để phòng chống dịch Covid-19”- Mạng xã hội lúng túng trong quản lý tài khoản của Taliban
Do đang thực hiện giãn cách để phòng chống, dịch bệnh CoVid-19 nên đến thời điểm này nhiều phụ huynh học sinh tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lo lắng vì chưa thể mua sách giáo khoa cho con em chuẩn bị bước vào năm học 2021-2022. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành GD-ĐT tỉnh khẳng định sẽ đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh các cấp trong năm học mới.
Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.
Theo lộ trình, năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới. Những ngày qua, dư luận xã hội đặt nhiều sự quan tâm đến việc giá sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 tăng lần lượt gấp 3 lần và 3,56 lần so với bộ sách hiện tại. Và đây không phải là câu chuyện mới khi thời điểm này năm ngoái, giá sách giáo khoa lớp 1 cũng tăng phi mã, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Câu hỏi đặt ra vì sao sách giáo khoa liên tục tăng giá? Việc xây dựng giá sách giáo khoa đã thực sự minh bạch? Giá sách giáo khoa tăng có đồng nghĩa với chất lượng sách được cải thiện ?
Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – người ứng cử Đại biểu Quốc hội.- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản quý 1 năm nay ước đạt 18 tỷ 340 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.- Một số nước châu Á đang tìm kiếm nguồn cung vaccine thay thế sau khi Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu vaccine do nước này sản xuất, làm ảnh hưởng tới cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu.- Hải quân Anh thử nghiệm siêu tàu robot kiểm soát tình trạng di cư trái phép qua eo biển với Pháp.
Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021-2022 phải điều chỉnh ra sao là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất, người sáng lập hệ thống giáo dục Big School, cùng đề cập mối quan tâm này.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
- Sửa ngay sách giáo khoa có “sạn” để đảm bảo công bằng.- Gia Lai: miệt mài bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng.- Cô giáo Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội về đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học. Đó là tự làm các bộ phim hoạt hình, các clip tình huống, gắn với chính thực tế để đưa vào bài dạy, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh vào những tiết học.
Ngoài sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm TPHCM có nhiều lỗi và “sạn”, thì cả 4 bộ sách do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn cũng đều có “sạn”... Giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội bất bình bởi với việc trì hoãn sửa lỗi, điều chỉnh ngữ liệu của NXB Giáo dục, hàng triệu học sinh lớp 1 năm nay và giáo viên có thể vẫn phải dạy và học bằng SGK đang có nhiều lỗi. Điều này cũng khiến dư luận nghi ngại về sự thiếu công bằng đối với người học và tiềm ẩn nguy cơ không công bằng trong cạnh tranh giữa các đơn vị làm sách.- Chúng tôi bàn chủ đề “Sửa ngay sách giáo khoa có “sạn” để đảm bảo công bằng, với sự tham gia của chuyên gia giáo dục - TS.Vũ Thu Hương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)